ClockThứ Bảy, 11/04/2020 15:09

Chưa có trường hợp tử vong nhưng tuyệt đối không chủ quan

TTH.VN - Đó là một trong những nội dung được PGS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế nhấn mạnh tại hội nghị tập huấn trực tuyến toàn quốc phòng chống dịch bệnh ở các cơ sở khám chữa bệnh, tổ chức sáng 11/4.

Cần có sự phối hợp quản lý chặt giữa các địa phươngNắm tay nhau qua chặng đường khó

Nhân viên y tế Bệnh viện Trung ương Huế trước khi vào thực hiện nhiệm vụ tại khu cách ly

Đó là một trong những nội dung được PGS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế nhấn mạnh tại hội nghị tập huấn trực tuyến toàn quốc phòng chống dịch bệnh ở các cơ sở khám chữa bệnh, tổ chức sáng 11/4.

Tại Thừa Thiên Huế, ngành y tế kết nối hội nghị tại 6 điểm cầu, gồm: 2 điểm cầu ở Bệnh viện Trung ương Huế, 4 điểm cầu còn lại tại Hương Thủy, A Lưới, TP. Huế và Sở Y tế.

Phát biểu tại hội nghị, PGS.TS Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng Thường Trực Bộ Y tế đã biểu dương, ghi nhận sự nỗ lực tích cực của ngành y tế trong thời gian vừa qua. Đồng thời, nhấn mạnh dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do COVID-19 chưa từng có trong tiền lệ về mức độ lây nhiễm. Tại thời điểm này, Việt Nam chưa có trường hợp tử vong, nhưng trận chiến vẫn còn ở phía trước và toàn ngành tuyệt đối không được chủ quan. Toàn ngành phải dồn hết mọi nguồn lực, tập trung hết sức về nguồn nhân lực và trang thiết bị để thực hiện tốt hơn nữa công tác điều trị.

Về công tác điều trị, Việt Nam từ thời điểm xuất hiện dịch bệnh đến nay đều thống nhất một quan điểm, đó là bệnh nhân được phát hiện ở đâu thì điều trị ngay tại đó. Do đó, các cơ sở điều trị phải thường xuyên tập huấn, nâng cao kỹ năng điều trị và chăm sóc bệnh nhân theo đúng phương châm “4 tại chỗ”. 

Các cơ sở điều trị luôn đảm bảo thực hiện đúng hướng dẫn về các quy trình của Bộ Y tế để ngăn ngừa, hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm chéo trong cơ sở y tế. Sở Y tế các địa phương tiếp tục thường xuyên kiểm tra các cơ sở y tế tư nhân, đảm bảo tuyệt đối không có tâm lý chủ quan trong công tác phòng, chống dịch bệnh do COVID-19.

Các cơ sở điều trị cũng phải chuẩn bị trước những kịch bản với mức độ lây lan dịch bệnh lớn hơn. Theo đó, luôn có sự chuẩn bị trước về việc sắp xếp, bố trí cách ly, sử dụng trang thiết bị và quan trọng nữa là đảm bảo tâm lý sẵn sàng vào cuộc với bất cứ tình huống nào của dịch bệnh.

Các bác sĩ của Bệnh viện Trung ương Huế thảo luận phác đồ điều trị áp dụng cho bệnh nhân COVID-19

Về phác đồ điều trị, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho biết, virus gây ra dịch bệnh là chủng hoàn toàn mới, các chuyên gia hàng đầu trong nước và trên thế giới đều đang nghiên cứu giải pháp điều trị nhưng chưa thể có ngay lập tức.  Với thành công bước đầu là có hơn 50% ca nhiễm bệnh được điều trị khỏi và chưa có ca tử vong, đó là những nỗ lực của các y bác sĩ.

Do tình hình dịch bệnh vẫn rất phức tạp, không thể nói trước được điều gì nên các cơ sở điều trị phải đặc biệt chú trọng việc cung cấp đủ trang thiết bị bảo hộ cho nhân viên y tế, đảm bảo nhân viên y tế được bảo vệ trong mọi tình huống.

Tại Thừa Thiên Huế, kể từ ngày 7/4, toàn tỉnh không còn trường hợp nhiễm COVID-19 điều trị. Sau khi bệnh nhân cuối cùng xuất viện, Bệnh viện Trung ương Huế đã tiến hành việc khử trùng toàn bộ khu cách ly điều trị bệnh nhân dương tính tại cơ sở 2. Đồng thời, lấy mẫu xét nghiệm cho toàn bộ nhân viên y tế có nhiệm vụ công tác liên quan đến khu vực cách ly, sẵn sàng cho mọi tình huống tiếp theo của diễn biến dịch.

Tin, ảnh: Đồng Văn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LHQ: Tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Trong một báo cáo mới vừa được công bố ngày 12/3, Liên Hiệp Quốc cho biết số trẻ em trên toàn thế giới tử vong trước 5 tuổi đã giảm xuống mức thấp kỷ lục vào năm 2022, và đây là năm đầu tiên số trẻ nhỏ tử vong giảm xuống dưới 5 triệu.

LHQ Tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ giảm xuống mức thấp kỷ lục
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top