ClockThứ Năm, 25/02/2021 15:00

Chưa đồng điệu giữa cung - cầu lao động

TTH - Sau kỳ nghỉ tết, hầu như các doanh nghiệp (DN) đều hoạt động trở lại, song, bắt nhịp đều nhất tập trung ở những DN lớn. Tuy vậy, không có sự biến động lớn về tình trạng lao động nghỉ việc, chuyển việc sau tết và nhu cầu tìm việc, tuyển dụng vẫn tiếp diễn.

Lo tết cho người lao độngChuyển dịch lao động phi chính thức sang chính thức

Nhu cầu tuyển dụng lao động cũng như người tìm việc vẫn khá nhiều sau tết

Còn độ vênh

Qua khảo sát sơ bộ về nhu cầu lao động, có 14 DN lớn trong khu kinh tế, công nghiệp tỉnh, như Công ty CP Sợi Phú Hoà An, Công ty CP Scavi Huế, Công ty CP CP Việt Nam, Công ty TNHH Billion Max Việt Nam... cần khoảng 8.000 - 10.000 người. Tuy nhiên, đây là nhu cầu lao động trong một giai đoạn có thể 3 năm hoặc hơn. Hiện nay, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh phối hợp với Ban quản lý Khu Kinh tế, Công nghiệp tỉnh và các DN tìm hiểu, phân tích nhu cầu để đáp ứng cung cấp lao động lấp đầy ngay thời điểm hiện tại và đào tạo nguồn trong tương lai.

Số liệu từ Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh cung cấp, hiện nhu cầu tuyển dụng lao động trong nước cần 2.400 vị trí việc làm. Trong đó, 530 vị trí việc làm không cần trình độ chuyên môn kỹ thuật, 500 vị trí việc làm đòi hỏi người lao động có trình độ sơ cấp, 120 vị trí yêu cầu trình độ trung cấp và 140 vị trí việc làm tuyển người lao động có trình độ cao đẳng, đại học; 2 nhân viên kỹ thuật lĩnh vực công nghệ thông tin; 74 vị trí thuộc lĩnh vực chế biến, khai khoáng, vật liệu xây dựng, sợi... Lĩnh vực sản xuất gang thép tuyển 920 vị trí việc làm, gồm: kỹ thuật viên cơ khí, điện, luyện kim; hoá học; phụ trách nhân sự, an toàn lao động; vận hành cầu trục, máy đào, máy xúc lật, lái xe.

Ngoài ra, còn có hơn 1.000 vị trí việc làm trong các ngành nghề: chế biến, chế tạo; cơ khí; điện, điện tử; công nghệ thông tin; công nghệ ô tô, giao thông vận tải; nông nghiệp... và 1.260 vị trí đi làm việc tại Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan về công nghệ thông tin, xây dựng, điện, cơ khí chế tạo, du lịch; hộ lý, điều dưỡng; dệt may; chế biến thực phẩm; đóng gói công nghiệp; nông nghiệp; đánh bắt, nuôi trồng.

Theo dữ liệu điều tra cầu lao động, cả tỉnh có trên 3.560 DN đang hoạt động, thu hút hơn 96.000 lao động vào làm việc. Trong đó, lao động thủ công và các nghề có liên quan đến công việc trong DN chiếm số lượng lớn: 43.271 lao động (chiếm 45,03%). Lao động giản đơn có 9.900 lao động (chiếm 10,3%)...

Tuy nhu cầu về lao động khá lớn và toàn tỉnh đang có trên 9.000 người thất nghiệp, chiếm tỷ lệ khoảng 1,5%, nhưng theo đánh giá của ngành lao động, ở một số lĩnh vực, cung vẫn chưa đủ cầu hoặc thiếu tức thời do lĩnh vực sản xuất kinh doanh không đòi hỏi trình độ lao động mà phụ thuộc nguồn hàng, nên có thể xảy ra tình trạng “nhảy việc”, chuyển việc.

Nguồn cung lao động ở tỉnh hiện luôn xảy ra tình trạng thiếu nghiêm trọng lao động kỹ thuật trình độ cao, lao động trong một số ngành dịch vụ: ngân hàng, tài chính, thông tin - viễn thông, du lịch… và công nghiệp mới. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề còn thấp, kỹ năng, tay nghề, thể lực và tác phong lao động công nghiệp còn yếu. Trình độ lực lượng lao động đạt cao đẳng nghề chỉ chiếm 0,37%, trung cấp nghề chỉ chiếm 1,56%.

​Kỷ luật lao động của người lao động chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của quá trình sản xuất công nghiệp. Một bộ phận lớn người lao động hiện nay chưa được tập huấn về kỷ luật lao động công nghiệp.

Phân bố chưa đều

Thời gian qua, mặc dù lực lượng lao động tăng cả về số lượng và trình độ chuyên môn kỹ thuật được đào tạo, nhưng lao động phân bố không đồng đều giữa các vùng, tập trung chủ yếu ở nông thôn. Lực lượng lao động tập trung ở nông thôn chiếm đến 56,7%, ở thành thị chỉ 43,3%.

Chính sự phân bố lao động này chưa tạo điều kiện phát huy được lợi thế về đất đai, tạo việc làm cho người lao động và tác động tích cực đến sự di chuyển lao động từ các vùng nông thôn ra thành thị.

Cùng với đó, DN, cơ sở sản xuất phân bố không đều giữa các địa phương, tập trung ở thành thị. Các DN chủ yếu có quy mô nhỏ, phân tán và trình độ kỹ thuật công nghệ thấp. Bình quân, số lao động của một DN khoảng 27 người, số DN dưới 10 lao động chiếm 65,79%; DN có từ 10 đến 100 lao động chiếm 30,18%, chỉ có 4,03% DN có trên 100 lao động.

Nhiều ngành có khả năng tạo ra giá trị sản xuất cao nhưng tỷ lệ lao động làm việc lại thấp. Đơn cử như lao động có kỹ năng trong lĩnh vực phi nông nghiệp chiếm khoảng 1,23%; lao động dịch vụ và bán hàng, thợ lắp ráp, vận hành máy móc và thiết bị chiếm gần 19,18%; lao động thủ công và các nghề có liên quan chiếm tỷ lệ cao nhất 45,03%.

Để tiếp tục giải quyết việc làm cho 16.000 lao động trong năm 2021, trong đó đưa từ 1.800 - 2.000 người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng và giảm tỷ lệ thất nghiệp thành thị dưới mức 2,3%, các ngành, các cấp và chính quyền tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hút đầu tư để tạo việc làm. Phát triển mạng lưới DN, doanh nhân và thực hiện tốt chính sách tín dụng việc làm để tạo việc làm mới. Trong đó, tập trung mọi nguồn lực, chính sách hỗ trợ cho DN phát triển cả về số lượng cũng như chất lượng hoạt động sản xuất kinh doanh, qua đó tạo ra nhiều việc làm và duy trì việc làm cho người lao động. Ngành lao động tập trung đổi mới công tác giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm nhằm đào tạo nguồn nhân lực chất lượng, đáp ứng nhu cầu vị trị công việc.

Các DN cũng chú trọng việc đào tạo lại nhằm giúp lao động mới hoặc chuyển đổi nghề nghiệp thích ứng với dây chuyền sản xuất của DN ngày càng nhiều hơn, được tiếp thu khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến và môi trường lao động công nghiệp, góp phần nâng cao năng suất lao động.

Bài, ảnh: HOÀI THƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững

Ngày 15/3, UBND tỉnh phối hợp với Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp, Cục Việc làm, Cục Quản lý lao động ngoài nước, Trung tâm Lao động ngoài nước, thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH), cùng các sở, ban, ngành, đơn vị, doanh nghiệp... liên quan trên địa bàn tổ chức hội nghị "Giáo dục nghề nghiệp (GDNN) và giải quyết việc làm bền vững".

Giáo dục nghề nghiệp gắn với giải quyết việc làm bền vững
Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai

Sáng 14/3, Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) tổ chức hội thảo phổ biến hướng dẫn các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa theo quy định của Luật Hỗ trợ DN nhỏ và vừa, Nghị định 80/2021/NĐ-CP và các Thông tư hướng dẫn thi hành.

Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai
Những sáng kiến làm lợi cho doanh nghiệp

Đam mê công việc, gắn bó trực tiếp với sản xuất, nhiều người lao động đã cho ra đời những sáng kiến mang lại giá trị thực cho đơn vị, doanh nghiệp (DN).

Những sáng kiến làm lợi cho doanh nghiệp
Cần mục tiêu cụ thể để giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của doanh nghiệp

Tạp chí Bloomberg ngày 12/3 trích dẫn một báo cáo mới từ tổ chức phi lợi nhuận Giao thông & Môi trường (T&E) cho hay, hầu hết các doanh nghiệp lớn nhất trên thế giới đều không đặt ra các mục tiêu đầy tham vọng, nhằm làm giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của các nhân viên trong doanh nghiệp.

Cần mục tiêu cụ thể để giảm lượng khí thải từ hoạt động bay của doanh nghiệp
Giá vé máy bay tăng, doanh nghiệp lo khó làm tour nội địa

Nhiều doanh nghiệp lữ hành đang lo ngại về thị trường tour nội địa, khi trần giá vé máy bay nội địa điều chỉnh tăng từ ngày 1/3/2024. Nỗi lo lớn nhất là lượng khách nội địa sẽ sụt giảm khi sắp vào mùa du lịch và doanh nghiệp cũng dè dặt hơn trong việc “ôm” vé giá rẻ như mọi năm.

Giá vé máy bay tăng, doanh nghiệp lo khó làm tour nội địa

TIN MỚI

Return to top