ClockThứ Hai, 28/07/2014 13:01

Chưa đủ điều kiện thu gom, xử lý

TTH - Sau những lần bị xử phạt vi phạm công tác thu gom, phân loại và bảo quản chất thải nguy hại (CTNH) ở nhiều cơ sở sản xuất tại KCN Phú Bài đã được chấn chỉnh. Tuy nhiên, việc bảo quản và xử lý vẫn đáng lo ngại.
 
 Chất thải lỏng công nghiệp và chất thải lỏng nguy hại được xử lý tại hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Phú Bài

Mới xử lý được 70%

CTNH tại các cơ sở sản xuất ở KCN Phú Bài chủ yếu là dầu thải từ quá trình bảo dưỡng máy móc thiết bị; giẻ lau dầu mỡ; bóng đèn chứa lưu huỳnh, thủy ngân; bùn thải từ quá trình xử lý nước thải; mực in; một số hóa chất của nhà máy sản xuất sơn...
Theo ông Nguyễn Văn Sơn, Phó Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh, nguồn CTNH ở KCN Phú Bài phát sinh bình quân 1 ngày đêm là 1,5 tấn. Hiện, tùy vào nhóm CTNH, đã có 16 DN hợp đồng với 2 đơn vị có chức năng thu gom, xử lý đó là Công ty MTĐT Huế và Công ty MTĐT Hà Nội - Chi nhánh miền Trung tại Đà Nẵng. Trung bình khoảng 2 tháng, đơn vị được cấp phép quản lý CTNH sẽ tiến hành thu gom một lượt quanh các cơ sở có hợp đồng để vận chuyển đi xử lý. Ước tính, khối lượng được thu gom xử lý CTNH tại KCN Phú Bài đạt khoảng 70% tổng lượng phát sinh.
Một số DN cho biết, do Công ty MTĐT Huế, đơn vị có chức năng thu gom vận chuyển xử lý duy nhất đóng trên địa
Theo đề xuất của lãnh đạo BQL các khu công nghiệp và nhiều DN, tỉnh cần tăng cường chức năng thu gom, xử lý ngay trên địa bàn. Cần có chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện, cấp phép cho những đơn vị nào có đủ năng lực thu gom, vận chuyển xử lý CTNH để xã hội hóa công tác này. Mặt khác cần sớm đầu tư điểm xử lý CTNH đảm bảo trên địa bàn tỉnh. Nếu những đề xuất trên sớm được thực hiện sẽ góp phần giảm chi phí, tạo thuận lợi cho DN, đảm bảo môi trường, bởi sắp tới, lượng CTNH phát sinh trong KCN Phú Bài không chỉ dừng ở mức 1,5 tấn/ngày đêm mà sẽ tăng hơn nữa.
bàn vẫn chưa được cấp phép xử lý một số loại CTNH tại các cơ sở nên phần lớn phải hợp đồng với đơn vị đóng tại Đà Nẵng. Do phải hợp đồng với đơn vị ngoại tỉnh nên khoản chi trả xử lý CTNH phải chịu mức giá cao. Bình quân 1kg mất 40 ngàn đồng. Nếu lấy trung bình khoảng 1 tấn CTNH/ngày đêm thì chi phí xử lý của các DN ở KCN Phú Bài lên đến vài chục triệu đồng, đó là chưa kể chi phí bảo quản tạm thời tại kho bãi. Điều này cũng gây tác động tiêu cực đối với DN, phát sinh tình trạng cố tình vi phạm trong quản lý CTNH như không phân loại, thải chung với chất thải sinh hoạt. Cứ thế, vòng luẩn quẩn ô nhiễm môi trường vẫn tồn tại nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ và xử phạt mạnh tay.
Chưa được phân loại, bảo quản tạm bợ
Đặc thù của CTNH là phải có thời gian lưu giữ tạm thời mới được vận chuyển xử lý. Tuy nhiên, thực tế một số DN vẫn chưa thực hiện đảm bảo trong khâu bảo quản. Quy cách kho bãi, thùng chứa, phân loại mã số vẫn chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định. Đơn cử như một số đơn vị sản xuất men frit, sản xuất săm lốp ô tô, sản xuất hơi..., các loại CTNH không được phân loại mà nằm lẫn lộn và kho bảo quản được làm tạm bợ, dễ gây cháy nổ, ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.
Chưa quản lý được chất thải lỏng và khí
Hiện BQL các KCN tỉnh vẫn chưa thể quản lý CTNH ở thể lỏng và khí. Đối với chất thải lỏng nguy hại đang được các cơ sở thải vào hệ thống xử lý nước thải tập trung KCN Phú Bài. Sau xử lý, các loại CTNH hầu như được lắng lại thành bùn. Khí thải nguy hại vẫn chưa có điều kiện để thu gom xử lý. Nên mấu chốt vẫn phụ thuộc vào ý thức trách nhiệm của mỗi DN trong việc đầu tư hệ thống xử lý khí thải đảm bảo ngay nội bộ cơ sở sản xuất. Tại Thông tư 12 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về quản lý CTNH, việc lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH không bắt buộc đối với một số trường hợp như phát sinh thường xuyên với tổng số lượng không quá 120kg/năm đối với các CTNH có chứa các thành phần nguy hại đặc biệt vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCVN 07:2009/BTNMT hoặc dưới 600kg/năm đối với CTNH có chứa các thành phần nguy hại khác, trừ trường hợp CTNH thuộc danh mục các chất ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ theo quy định tại Công ước Stockholm. Căn cứ theo quy định này sẽ rất khó để cơ quan chức năng quản lý, kiểm soát và sẽ là kẽ hở để một số DN “Quốc sách”.
Bài, ảnh: H.Thương- L.Minh
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây Atiso

Ngày 22/3, Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ tổ chức hội thảo khoa học về dự án nghiên cứu khoa học cấp tỉnh "Ứng dụng khoa học và công nghệ xây dựng mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây Atiso đỏ tại Phong Điền". Dự án do PGS.TS Nguyễn Văn Toản, giảng viên Trường đại học Nông lâm, Đại học Huế làm chủ nhiệm.

Liên kết sản xuất tiêu thụ sản phẩm có giá trị cao từ cây Atiso
Tắt sóng 2G: Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng

Theo lộ trình của Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT), đến tháng 9/2024 sẽ tắt sóng 2G trên phạm vi toàn quốc, tiến tới tắt sóng 3G những năm sau đó. Để không có người dân, khách hàng nào bị bỏ lại phía sau, cơ quan chức năng cùng các nhà mạng đã chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng.

Tắt sóng 2G Chuẩn bị phương án hỗ trợ chuyển đổi cho người dùng
Return to top