ClockThứ Tư, 07/09/2022 10:20

Chưa thể lơ là với COVID-19

Số liệu mới nhất về tình hình dịch COVID-19 của Bộ Y tế cho biết trong ngày có 2.161 ca Covid-19 mới, cao hơn gần 700 ca so với ngày trước đó. Cùng với đó, số ca bệnh nặng cũng tăng vọt với 144 trường hợp, tăng 45 ca bệnh so với 1 ngày trước

Nhiều tỉnh, thành phố tiêm vaccine COVID-19 xuyên dịp nghỉ lễ60% mẫu giải trình tự gen ca COVID-19 ở các tỉnh phía Bắc nhiễm biến thể BA.5Bộ Y tế: Rà soát, chấn chỉnh việc quản lý điều trị người bệnh COVID-19

Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người cao tuổi. Ảnh: Quang Vinh

Lý giải về nguyên nhân của tình trạng này, PGS. TS Trần Khắc Phu - nguyên Cục trưởng Cục Y tế cho rằng, việc xuất hiện các biến thể phụ mới của Omicron (BA.4, BA.5, BA.2.75, BA.2.12.1) ở nước ta đã khiến ca mắc mới COVID-19, bệnh nhân nặng nhập viện gần đây tăng mạnh.

Thực tế, trong số hàng chục mẫu bệnh phẩm được Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương và Viện Pasteur TPHCM làm giải trình tự gene thời gian qua cho thấy, biến thể phụ BA.5 chiếm 60% ở các tỉnh từ Hà Tĩnh trở ra, còn tại TPHCM thì biến thể này chiếm đến 80% các ca bệnh. Theo đánh giá từ các chuyên gia, các biến thể phụ này đều có khả năng lẩn tránh miễn dịch.

Cụ thể, thông tin từ Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Hoa Kỳ cho biết, BA.4 và BA.5 mang những đặc tính có thể lẩn trốn hệ miễn dịch, trong đó bao gồm cả khả năng lẩn tránh kháng thể tạo ra từ lần tiêm vaccine hay lần mắc Covid-19 trước đó, thậm chí cả kháng thể tạo ra nhờ từng nhiễm các phiên bản trước đó của Omicron”.

Một nguyên nhân khác được các chuyên gia nhấn mạnh để lý giải về tình trạng số ca mắc mới COVID-19 và số ca chuyển nặng tăng lên trong thời gian qua là do việc tiêm vaccine các mũi 3, 4 tại một số địa phương chưa thực sự được đẩy mạnh.

Bộ Y tế thông báo, qua đánh giá các ca COVID-19 nặng và tử vong, có khoảng 35% số ca bệnh chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ vaccine phòng COVID-19. Đơn cử, ngày 5/9, Bộ Y tế cho hay đối với nhóm từ 18 tuổi trở lên, 5 tỉnh, thành có tỷ lệ tiêm mũi 3 thấp nhất cả nước là Bình Định (57,4%); Khánh Hòa (55,5%); Đồng Nai (52,8%); Đồng Tháp (58,7%); Bình Phước (58,1%). Còn đối với mũi tiêm thứ 4, Đà Nẵng mới chỉ thực hiện được 47,9% - thấp nhất cả nước. Trong khi đó, đối với nhóm từ 12 đến 17 tuổi, chỉ 17,4% tỷ lệ tiêm mũi 3 tại Phú Yên, 16% tại Bà Rịa - Vũng Tàu…

Đặc biệt hơn, trong bối cảnh hàng triệu học sinh trên cả nước đã bắt đầu đến trường, khi học sinh bắt đầu bước vào năm học mới cũng là thời điểm thời tiết thay đổi thất thường, thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus phát triển, lây lan nhanh và bùng phát thành dịch đe dọa sức khỏe của trẻ, COVID-19 cũng không ngoại lệ.

Nhấn mạnh rằng vaccine phòng COVID-19 vẫn là biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch, PGS. TS Trần Đắc Phu cho biết: “Hiện nay người dân có tâm lý cho rằng, mắc COVID-19 có triệu chứng nhẹ hơn hoặc mình đã mắc COVID-19 có kháng thể bảo vệ nên không mắc nữa. Có người nghĩ tiêm mũi 4, 5 sẽ phản ứng nặng hơn. Tuy nhiên, việc mắc Covid-19 có triệu chứng nhẹ thời gian gần đây chính là thành quả do chúng ta đã tiêm vaccine kịp thời. Nhưng miễn dịch vaccine không bền vững, bởi hiệu lực bảo vệ của nó sẽ giảm đi sau từ 4-6 tháng. Trong khi đó, chúng ta đã trải qua thời gian tiêm mũi 3 được khoảng 5 tháng, đã giảm miễn dịch, cần phải tiêm mũi 4, 5 tăng cường. Các nước trên thế giới vẫn sử dụng vaccine phòng COVID-19 được WHO cấp phép chính thức và khuyến cáo. Đặc biệt, chúng ta phải tiếp tục chú trọng tiêm cho đối tượng có nguy cơ là người già, người suy giảm miễn dịch...

Được biết, Bộ Y tế đã yêu cầu các cơ quan chuyên môn và các địa phương cần tiếp tục tăng cường công tác thông tin, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh; tuyên truyền nâng cao kiến thức người dân hướng đến thay đổi hành vi cá nhân có lợi cho sức khỏe để phòng, chống dịch và tiêm vaccine, lợi ích, hiệu quả của vaccine phòng COVID-19 nhằm kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh. Tiếp tục tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình phòng, chống dịch COVID-19. Tăng cường công tác phân tích, dự báo tình hình dịch để có phương án đáp ứng hiệu quả với các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, nhất là đối với các biến thể mới của COVID-19.

Theo dõi, bám sát tình hình dịch bệnh trên địa bàn, nhất là sự xuất hiện các biến thể mới của virus SARS-CoV-2; giám sát sự lưu hành của virus SARS-CoV-2 để phát hiện các biến thể và các biến thể phụ khác; thường xuyên đánh giá cấp độ dịch để kịp thời điều chỉnh các biện pháp phòng, chống dịch theo Nghị quyết 128/NQ-CP; tăng cường giám sát phát hiện sớm, điều trị kịp thời các trường hợp mắc bệnh, hạn chế các trường hợp chuyển bệnh nặng, tử vong.

Tiếp tục chỉ đạo, đôn đốc, hỗ trợ địa phương đẩy nhanh tiêm vaccine phòng COVID-19, nhất là mũi 3, mũi 4 cho người từ 12 tuổi trở lên; tiêm đủ 2 mũi cho trẻ em từ 5 đến dưới 12 tuổi theo mục tiêu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra, bảo đảm an toàn, khoa học, hiệu quả.

Theo daioanket.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Một cuộc đời ngừng lại, nhiều sự sống thắp lên

Chiều 8/4, tại Hà Nội, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia (TTĐPGTQG) tổ chức họp báo thông tin “Điều phối đa tạng của bệnh nhân chết não từ bệnh viện tuyến tỉnh”. Đây là trường hợp mà 3 tạng hiến (tim, gan, thận) được ghép cho 3 bệnh nhân tại Huế ngày 2/4.

Một cuộc đời ngừng lại, nhiều sự sống thắp lên
Một bé gái bị chó cắn phải khâu 50 mũi

Chiều ngày 14/3, Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2 cho biết đang tiếp nhận điều trị một bệnh nhi (BN) bị chó cắn nghiêm trọng phải khâu 50 mũi, trong đó có nhiều vết thương ở mặt.

Một bé gái bị chó cắn phải khâu 50 mũi
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top