Thế giới Thế giới
Chuẩn bị đưa con người lên sao Hỏa
Nhà du hành vũ trụ Mỹ Scott Kelly sẽ tiếp tục tham gia nhiều thử nghiệm sau 340 ngày sống trong Trạm không gian quốc tế.
![]() |
Nhà du hành Scott Kelly (trái) và người anh em song sinh Mark Kelly ở Trung tâm Không gian Johnson - Ảnh: AP |
“Lên sao Hỏa nếu mất hai năm rưỡi là điều có thể làm được”. Nhà du hành vũ trụ Scott Kelly, 52 tuổi, rất tự tin phát biểu như trên trong cuộc nói chuyện hôm 4-3 (giờ địa phương) tại Trung tâm Không gian Johnson ở Houston (Mỹ).
Dự án “Một năm trên không gian”
Trong ba nhà du hành trở về Trái đất hôm 2-3, ngoại trừ nhà du hành người Nga Sergei Volkov, hai nhà du hành còn lại Scott Kelly, người Mỹ cùng đồng nghiệp Nga Mikhail Kornienko vừa trải qua chuyến công tác dài ngày nhất (340 ngày) trên Trạm không gian quốc tế (ISS).
Thời gian công tác trên ISS của họ dài gấp đôi so với các đồng nghiệp bởi họ tham gia dự án “Một năm trên không gian” thuộc chương trình nghiên cứu con người của Cơ quan Hàng không và vũ trụ Mỹ (NASA).
Dự án kéo dài ba năm, bắt đầu từ năm 2015. NASA và các đối tác sẽ rút kinh nghiệm từ dự án “Một năm trên không gian” để chuẩn bị cho các chuyến bay chở người lên sao Hỏa.
Theo CNN ngày 4-3, ông John Charles, phụ trách bộ phận khoa học quốc tế thuộc chương trình nghiên cứu con người của NASA, thông báo các nghiên cứu khoa học đối với Scott Kelly và Mikhail Kornienko vẫn chưa hoàn thành và dự kiến kết quả nghiên cứu sẽ được công bố trong vòng một năm.
Trong thời gian sống trên ISS, nhà du hành Scott Kelly phải thường xuyên tự lấy mẫu chất lưu trong cơ thể (máu, nước bọt, nước tiểu, phân...), đồng thời thực hiện hàng loạt thử nghiệm và xét nghiệm y khoa. Trong tối thiểu một năm sau khi trở về Trái đất, ông cũng tiếp tục phải chịu nhiều xét nghiệm.
Các nhà khoa học sẽ phân tích dữ liệu thu thập được từ Scott Kelly trên ISS để xem trong môi trường không trọng lực, các cơ có bị teo hay không, xương có trở nên giòn hơn không.
Các mẫu nước bọt, nước tiểu và phân sẽ cho biết tác động lâu dài đối với vi khuẩn lưu trú trong người, nhất là với hệ tiêu hóa. Áp lực nội sọ cũng được phân tích vì đây là yếu tố làm giảm thị lực và thay đổi chức năng vận động của não.
Ngoài ra, Scott Kelly cũng phải trải qua nhiều thử nghiệm về tâm lý sau 340 ngày sống trong môi trường nhỏ hẹp và ít tiếp xúc.
So sánh anh em song sinh
Theo Francetv Info, cách so sánh tuyệt vời nhất là NASA sẽ đối chiếu dữ liệu lấy từ không gian của Scott Kelly với dữ liệu lấy từ người anh em song sinh Mark Kelly ở Trái đất.
Mark Kelly từng thực hiện hai chuyến điều khiển tàu không gian lên vũ trụ và một chuyến chỉ huy tàu không gian Endeavour hồi tháng 5-2011.
Một ví dụ so sánh như sau khi trở về Trái đất, NASA nhận thấy Scott Kelly trông già hơn Mark Kelly nhưng lại có vẻ trẻ hơn. Già hơn vì cơ thể Scott Kelly bị các tia vũ trụ tác động nhiều hơn (tia vũ trụ có thể làm gia tăng quá trình lão hóa và gia tăng nguy cơ ung thư).
Trẻ hơn vì theo thuyết tương đối của Einstein, thời gian sống của Scott Kelly trên ISS trôi qua chậm hơn ở Trái đất.
Trang web Space.com đánh giá chuyến công tác trên ISS của Scott Kelly là công trình nghiên cứu sâu nhất của NASA về cách thức môi trường không trọng lực tác động đến cơ thể con người. Mục đích sâu xa nhằm hướng tới mục tiêu đưa người lên sao Hỏa.
Dự kiến chuyến du hành lên sao Hỏa có thể sẽ kéo dài 500 ngày hoặc hơn, do đó kết quả khoa học thu thập được từ chuyến công tác dài ngày của Scott Kelly sẽ giúp NASA chuẩn bị cho chuyến bay lên hành tinh đỏ tốt hơn.
Theo ông John Charles, có nhiều vấn đề cần quan tâm đến chuyến bay lên sao Hỏa như tác động tâm lý đối với các nhà du hành sống trong không gian hẹp dài ngày, chu kỳ sinh học và thức - ngủ, nhu cầu chăm sóc y tế, nguy cơ đối với bức xạ, khó khăn trong cung cấp thức ăn dinh dưỡng, các vấn đề về thị lực, xương, cơ...
Theo Christian Science Monitor, chính quyền của Tổng thống Obama đã yêu cầu NASA chuẩn bị kế hoạch đến năm 2025 phải đưa người lên Mặt trăng và giữa thập niên 2030 đưa người lên quỹ đạo sao Hỏa.
Ngày 14-3, tên lửa đẩy Proton mang theo máy dò khí TGO và thiết bị thử nghiệm hạ cánh Schiaparelli của châu Âu sẽ được phóng đi từ Baikonur (Kazakhstan). Dự án ExoMars 2016 do Cơ quan Không gian châu Âu hợp tác với Cơ quan Không gian Liên bang Nga thực hiện. Furura Science đưa tin sau bảy tháng, thiết bị hạ cánh sẽ tách khỏi máy dò để đáp xuống sao Hỏa (dự kiến ngày 19-10), còn máy dò sẽ bay trong quỹ đạo sao Hỏa nhiều năm để dò tìm dấu vết khí methane (dấu hiệu sự sống) và truyền dữ liệu về Trái đất. Trên Trái đất, 90% khí methane có nguồn gốc sinh vật. |
Theo Tuoitre
- COVID-19 và bài học về sự liên kết trong một thế giới đầy rủi ro (05/07)
- Các quốc gia châu Á hành động để chống lạm phát tăng cao (04/07)
- Nhiều nền kinh tế lớn dự báo sẽ suy thoái trong 12 tháng tới (04/07)
- Quốc khánh Mỹ 4-7: Nhiều thành phố lớn hủy bắn pháo hoa do bão giá cả (04/07)
- Mối lo lạm phát đè nặng châu Á (04/07)
- Xả súng ở thủ đô Đan Mạch: 3 người chết, một nghi phạm bị bắt (04/07)
- Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch (03/07)
- 'Cơn bão tài chính mới' liệu có ập tới các nước châu Á? (03/07)
-
Sử dụng thanh toán kỹ thuật số toàn cầu tăng mạnh giữa đại dịch
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
-
EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ
- Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”