ClockThứ Bảy, 27/06/2020 14:17

Chuẩn bị nguồn nhân lực để đón cơ hội

TTH - Đại dịch COVID-19 đã tác động sâu rộng đến nền kinh tế thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng, nhưng cũng tạo ra những cơ hội mới cho Việt Nam trong việc thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI), khi nước ta nổi lên là điểm sáng trong việc khống chế dịch và sớm khởi động lại nền kinh tế.

Tăng cường nhân lực, cơ sở vật chất bảo đảm công tác cách ly tập trungSát cánh cùng bệnh nhân

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, nguồn vốn đầu tư FDI liên tục có sự dịch chuyển từ những nơi ít lợi thế sang nơi có nhiều lợi thế. Theo các chuyên gia kinh tế, xu thế dịch chuyển dòng vốn FDI đã và đang diễn ra từ trước khi có đại dịch COVID-19; tuy nhiên, dịch COVID-19 là chất xúc tác khiến quá trình dịch chuyển này diễn ra nhanh hơn, quyết liệt hơn. Bởi, đại dịch COVID-19 đã cho thấy nhiều bất cập khi chuỗi cung ứng toàn cầu phụ thuộc lớn vào chuỗi cung ứng của một vài quốc gia. Do vậy các tập đoàn đa quốc gia có xu hướng dịch chuyển đầu tư từ Trung Quốc sang các quốc gia châu Á như Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Thái Lan, Philipines... Trong đó, Việt Nam nổi lên là điểm đến an toàn, được nhiều nhà đầu tư quan tâm.

 Đặc biệt, với việc Quốc hội vừa phê chuẩn Hiệp định Thương mại tự do (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư (EVIPA) giữa Việt Nam và EU không chỉ tạo ra nhiều cơ hội cho hàng hóa xuất xứ từ Việt Nam thâm nhập vào thị trường châu Âu, mà còn thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam. 

Để biến cơ hội thành lợi thế, ngoài việc xây dựng hành lang pháp lý phù hợp, ổn định; có các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp và nhà đầu tư về thuế, hạ tầng, đất đai, các biện pháp về xúc tiến đầu tư, các biện pháp ngăn chặn sự đứt gãy của chuỗi cung ứng thì việc chuẩn bị nguồn nhân lực có chất lượng, đáp ứng yêu cầu các nhà đầu tư là khâu không kém phần quan trọng.

Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, quý IV/2019, lực lượng lao động của nước ta từ 15 tuổi trở lên ước tính đạt 55,8 triệu người, tăng 417,1 nghìn người so với năm 2018. Tuy nhiên, lực lượng lao động trong độ tuổi lao động đã qua đào tạo từ trình độ sơ cấp trở lên ước tính là 12,7 triệu người, chiếm 22,8% lực lượng lao động trong độ tuổi của cả nước. Con số này chỉ bằng 1/3 Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore.

Trên bình diện chung là vậy, đi sâu vào phân tích chất lượng nguồn lực lao động ở ta còn nhiều bất cập khác, nhất là tình trạng thừa thầy thiếu thợ; ngành thừa, ngành lại quá thiếu; nhiều lao động tuy qua đào tạo nhưng không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp…

Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, hiện có 4 lĩnh vực mà các tập đoàn có xu hướng dịch chuyển vào Việt Nam là công nghệ thông tin và công nghệ cao, thiết bị điện tử, thương mại điện tử và logistics, hàng tiêu dùng và bán lẻ. Đây là những lĩnh vực hàm lượng công nghệ cao, tạo ra giá trị lớn, nhưng cũng có yêu cầu cao về chất lượng nguồn nhân lực. Với xu hướng này, việc chọn cánh cửa đại học hay trường nghề đều có những cơ hội phát triển. Bởi suy cho cùng, đích đến của con đường học tập là tìm được công việc phù hợp với sở thích, năng lực và đảm bảo thu nhập.

Để giúp người lao động có sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu thị trường và năng lực bản thân, điều quan trọng lúc này cần có dự báo kịp thời về nhu cầu nhân lực, quy mô, cơ cấu ngành nghề, trình độ. Làm tốt điều này, không chỉ tránh lãng phí trong đào tạo, giúp người lao động có cơ hội tìm được việc làm hấp dẫn mà còn trở thành lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư của nước ta.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ

Là hoạt động thường niên, triển lãm mỹ thuật trẻ vừa là sân chơi, vừa là cơ hội để các họa sĩ tuổi đời dưới 45 của Thừa Thiên Huế bộc lộ tài năng, chứng tỏ hoạt động nghệ thuật của bản thân với giới chuyên môn và những người yêu “nghệ thuật của cái đẹp” Cố đô.

Mở ra cơ hội giao lưu nghệ thuật cho người trẻ
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Cơ hội thu hút đầu tư nhìn từ quy hoạch tỉnh

Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) là nền tảng, mở ra rất nhiều dư địa để thu hút đầu tư. Từ những tiềm năng, thế mạnh của tỉnh, cùng với chiến lược hoàn thiện hạ tầng trong từng giai đoạn, các doanh nghiệp sẽ tìm thấy “miền đất lành” để đầu tư, phát triển.

Cơ hội thu hút đầu tư nhìn từ quy hoạch tỉnh
Tập trung chuẩn bị cho Tháng hành động vì Hợp tác xã

Lần đầu tiên, Liên minh Hợp tác xã (HTX) Việt Nam tổ chức Tháng hành động vì HTX với chuỗi các hoạt động tư vấn, hỗ trợ HTX, diễn ra trong năm 2024, cao điểm nhất từ ngày 29/3/2024 đến ngày 29/4/2024. Với chủ đề “Vì sự phát triển bền vững của HTX”, Tháng hành động vì HTX năm 2024, Chủ tịch Liên minh HTX tỉnh – ông Trần Lưu Quốc Doãn đã có cuộc trao đổi với Báo Thừa Thiên Huế.

Tập trung chuẩn bị cho Tháng hành động vì Hợp tác xã
Return to top