ClockThứ Năm, 05/10/2017 13:31

Chung tay bảo vệ môi trường

TTH - Trước những quan ngại về diễn biến phức tạp của môi trường và biến đổi khí hậu (BĐKH), 40 tổ chức tôn giáo của 14 tôn giáo trong cả nước đã đồng hành cùng các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp và Nhân dân nhằm góp sức bảo vệ môi trường (BVMT) và ứng phó với BĐKH.

Trưng bày, giới thiệu thành quả tham gia BVMT, ứng phó BĐKH của một số tổ chức tôn giáo ở Huế

Gắn bó đạo- đời

Cùng với cộng đồng tôn giáo cả nước, thời gian qua, một số tổ chức tôn giáo là Phật giáo, Công giáo trên địa bàn tỉnh đồng hành cùng các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng người dân tham gia nhiều hoạt động có ý nghĩa. Đã xuất hiện nhiều mô hình hoạt động công tác xã hội của tôn giáo như: khám chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân và người nghèo; hình thành các cơ sở giáo dục mầm non, dưỡng lão, dạy nghề, nuôi dạy trẻ khuyết tật, cô nhi, mô hình đội ứng cứu khẩn cấp tại các địa phương, dạy bơi cho trẻ tại cộng đồng…

Điển hình trong số các tổ chức tôn giáo đóng góp tích cực cho công tác BVMT, ứng phó BĐKH ở tỉnh có Trung tâm Hỗ trợ cộng đồng Hải Đức hoạt động từ hơn 3 năm nay với nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng trong các lĩnh vực y tế, môi sinh, hướng tới giảm nhẹ và thích ứng với môi trường và BĐKH, an sinh xã hội. Trong đó, ứng phó, thích ứng và giảm nhẹ rủi ro thiên tai do BĐKH là một trọng tâm chiến lược của trung tâm. Trung tâm đã thành lập 38 đội “Ứng cứu khẩn cấp thiên tai thảm họa” với gần 380 thành viên tham gia đến từ các gia đình phật tử (GĐPT) TX. Hương Thủy, Hương Trà, huyện Phú Vang, Phú Lộc, Phong Điền và TP. Huế. Trung tâm tổ chức tập huấn bơi lội cho 37 huynh trưởng GĐPT và dạy bơi tại cộng đồng cho 500 trẻ từ 8- 14 tuổi tại TX. Hương Thủy và TP. Huế. Trung tâm cũng hỗ trợ bình nước nóng năng lượng mặt trời cho 21 cơ sở từ thiện mầm non, dưỡng lão, trẻ mồ côi, khuyết tật trực thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh...

Đồng hành cùng dân tộc

BVMT và ứng phó với BĐKH không đơn thuần là những giải pháp mang tính kỹ thuật hay kinh tế, mà còn là sự chung tay, góp sức của toàn xã hội, liên quan mật thiết đến nền tảng đạo đức, yếu tố văn hóa và gốc rễ tinh thần mà các tôn giáo đóng vai trò quan trọng và trách nhiệm cao. Sự kiện ký kết Chương trình phối hợp giữa UBTƯMTTQ Việt Nam, Bộ Tài nguyên & Môi trường và 40 tổ chức tôn giáo của 14 tôn giáo trong cả nước giai đoạn 2015- 2020 khẳng định sự ủng hộ, đồng hành của các tôn giáo về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật, chương trình hành động của Nhà nước trong việc BVMT, ứng phó BĐKH.

Tại hội thảo “Đáp ứng của cộng đồng tôn giáo tham gia BVMT và ứng phó với BĐKH: Kế hoạch và giải pháp đến năm 2020” do Liên hiệp Các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam tổ chức giữa tháng 9 tại TP. Huế, Ni trưởng Thích nữ Diệu Đạt, Phó trưởng Phân ban Ni giới- Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh chia sẻ: Hưởng ứng tinh thần bảo vệ, duy trì môi trường, môi sinh trong lành tinh khiết, họat  động từ thiện xã hội là phương tiện mang đạo vào đời, gieo duyên sâu rộng trong đời sống, chuyển tải thông điệp về BVMT và ứng phó với BĐKH nhằm giảm thiểu, ngăn ngừa, khắc phục những rủi ro do thiên tai gây ra.

Những điều kiện và thiên nhiên không thuận lợi đã gây khó khăn cho sản xuất và đời sống người dân, nhất là người nghèo, đối tượng hứng chịu thiệt hại. Vì thế, nhiều tổ chức tôn giáo trong và ngoài tỉnh như: Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ công tác xã hội Hàm Long (Huế), Trung tâm Tham vấn & Hỗ trợ cộng đồng Pháp Bảo (TP. Hồ Chí Minh), Caritas giáo phận Hải Phòng... đã cụ thể hóa bằng việc phát động trồng cây xanh, tiết kiệm nước, năng lượng, thu gom ve chai BVMT, gây quỹ bác ái, hạn chế cúng vàng mã, mở các địa điểm ăn chay miễn phí hoặc với mức giá thấp, phát triển mô hình khu phố xanh, du lịch tâm linh… Một số tổ chức tôn giáo cùng bắt tay hợp tác thực hiện các chiến lược can thiệp, giúp người dân khắc phục tư tưởng thụ động để ứng phó với thiên tai từ nay đến năm 2020.

Sự tham gia của cộng đồng tôn giáo trong lĩnh vực BVMT và ứng phó với BĐKH càng phù hợp với chủ trương huy động nguồn lực của xã hội để thực hiện xã hội hóa công tác xã hội, nhất là trong điều kiện nguồn ngân sách của Nhà nước chưa thể chăm lo, giải quyết hết những vấn đề về môi trường, ứng phó với BĐKH và giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở cộng đồng dân cư.

Bài, ảnh: Hoài Thương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giữ gìn hình ảnh du lịch Huế: Mạnh tay nhưng cần sự chung tay

Huế được biết đến với một điểm đến an toàn, thân thiện, hấp dẫn nhưng đâu đó vẫn còn tồn tại nhiều “con sâu” làm rầu môi trường du lịch. Những vụ việc "chặt chém", "chèo kéo" khách làm du lịch Huế mất điểm trong mắt du khách, dù đã được cơ quan chức năng phát hiện và xử lý kịp thời. Sự kiên quyết, mạnh tay từ chính quyền địa phương và ngành du lịch thôi là chưa đủ, muốn giữ gìn hình ảnh du lịch Huế, rất cần sự chung tay từ các cấp, ngành, người dân.

Giữ gìn hình ảnh du lịch Huế Mạnh tay nhưng cần sự chung tay
Xây dựng môi trường lao động an toàn

Đảm bảo an toàn vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong lao động, sản xuất được doanh nghiệp (DN), các cấp công đoàn chủ động thực hiện nhằm hạn chế tối đa mọi rủi ro gây ra.

Xây dựng môi trường lao động an toàn
Phú Vang đồng loạt ra quân xử lý rác thải

Ngày 6/4, trên các trục đường giao thông của các xã, thị trấn, trên các bãi biển...ở Phú Vang, hàng trăm cán bộ, đoàn viên, hội viên và Nhân dân đồng loạt ra quân tổng vệ sinh môi trường, tiến hành phát quang bụi rậm, thu gom rác thải, cắt tỉa cây xanh che khuất tầm nhìn, góp phần làm cho môi trường ngày càng xanh – sạch - sáng.

Phú Vang đồng loạt ra quân xử lý rác thải
Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào

Qua quan sát, diện chưa rộng lắm nhưng tôi đã “lờ mờ” nhận ra xu hướng tiêu dùng thân thiện với môi trường (thường được gọi là xu hướng tiêu dùng xanh) đang dần hiện hữu và được coi trọng, nó không ở chỗ này thì ở chỗ kia. Xu hướng này chỉ có được khi đi cùng với nhận thức và những lĩnh vực tiêu dùng văn minh.

Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top