ClockChủ Nhật, 29/08/2010 07:02

Chuộng đường ăn kiêng

TTH - Theo báo cáo trình bày tại hội thảo diễn ra vào đầu tháng 8.2010 tại TP.HCM, phó giáo sư – tiến sĩ Nguyễn Thị Lâm, Viện phó Viện Dinh dưỡng quốc gia Việt Nam cho biết tình trạng người bị mắc bệnh đái tháo đường và rối loạn dung nạp glucose đang tăng nhanh ở Việt Nam, nhất là những thành phố lớn, từ mức 4,4% dân số vào năm 2002, đến nay đã là 14,9%. 
Đường ít năng lượng đang là lựa chọn ưu tiên của người tiêu dùng. 

Bác sĩ Nguyễn Thị Hoa, Bệnh viện Từ Dũ kể mới tháng trước, một nữ bác sĩ đồng nghiệp đã phải nhập viện trong tình trạng cấp cứu vì chỉ số đường huyết tăng quá cao, mà chính vị bác sĩ đó không nghĩ rằng ở độ tuổi dưới 30 lại có thể mắc bệnh.

Theo TS Lâm, nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là do lối sống ít vận động, làm việc ngồi văn phòng nhiều, ăn uống quá nhiều chất ngọt…
 
Xuất phát từ thực trạng này, các nhà sản xuất Việt Nam và nhà phân phối kinh doanh hàng nhập đã nhanh chân tung ra thị trường khá nhiều sản phẩm kiêng đường. Hàng nội hiện nay có khá nhiều nhãn hiệu của các công ty: Bibica, SNFood, Vinamilk, Nutifood, Khánh Việt, Thành Long... Hàng nhập bày bán nhiều có sản phẩm của Tây Ban Nha, Hàn Quốc, Thái Lan, Pháp...
 
Trên các quầy kệ của siêu thị, cửa hàng bách hoá thực phẩm hiện nay có khoảng 30 loại sản phẩm làm từ đường ăn kiêng từ các loại bánh qui bơ sữa, bánh qui ngũ cốc, bánh xốp cho đến bột sữa dinh dưỡng, bột ngũ cốc, cà phê hoà tan, nước yến, nước cam… và có cả chocolate, kẹo ngậm ho – viêm họng… Tham khảo ý kiến của một số nhà kinh doanh siêu thị và chủ shop thực phẩm, các loại kẹo gừng, kẹo hạnh nhân, kẹo cà phê… làm từ đường ăn kiêng đang được khách mua nhiều, giới văn phòng chọn loại này vừa nhâm nhi, vừa không sợ bị mập vì đường.
 
Đáng chú ý, dòng sản phẩm đang được các nhà kinh doanh đẩy mạnh là đường ăn kiêng đóng gói dùng pha chế nước giải khát, chế biến món ăn hàng ngày. Loại đường này được giới thiệu là có năng lượng thấp, không làm tăng chỉ số đường huyết, với hình ảnh cô gái có vòng eo thon thả, nhắm vào nữ giới làm việc trong văn phòng và người mắc bệnh cần kiêng đường. Thành phần của đường này khá đa dạng với các loại: Isomalt, Aspartam, Xylitol, AcesulfarmK… với giá bán chênh nhau gần gấp đôi cho cùng trọng lượng.
 
Tham khảo ý kiến TS Lâm, khi mua, người tiêu dùng nên đọc kỹ thành phần, đường làm từ thành phần thiên nhiên qua xử lý và chế biến, như từ củ cải ngọt, bột bắp… tuy có vị ngọt ít hơn đường có thành phần hoá học, nhưng sẽ tốt hơn cho sức khoẻ.
 
Theo SGTT
 
 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phát triển nhiều kỹ thuật chuyên sâu điều trị tim mạch

Can thiệp điều trị rối loạn nhịp, can thiệp mạch vành, bệnh tim bẩm sinh bằng dụng cụ, can thiệp điều trị suy tĩnh mạch... là một trong những kỹ thuật chuyên sâu được Khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 triển khai thường quy trong thời gian vừa qua, đem đến cơ hội điều trị khỏi bệnh cho những người bệnh mắc các bệnh lý tim mạch, mang lại chất lượng cuộc sống tốt hơn cho cộng đồng.

Phát triển nhiều kỹ thuật chuyên sâu điều trị tim mạch
Mẹ Xinh - Chăm sóc bằng cả trái tim

Mẹ Xinh Spa là nơi cung cấp dịch vụ chăm sóc mẹ và bé chất lượng, uy tín hàng đầu TP. Huế. Bằng việc kết hợp sử dụng các phương pháp chăm sóc truyền thống của các bà mụ Huế xưa cùng các phương pháp chăm sóc hiện đại, Mẹ Xinh Spa tự hào đã chăm sóc hơn 5.000 mẹ và bé trong vòng 5 năm qua.

Mẹ Xinh - Chăm sóc bằng cả trái tim
An toàn vệ sinh thực phẩm cho sinh viên

Không học bán trú như học sinh, song an toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) cho sinh viên (SV) vẫn được các đơn vị, cơ sở đào tạo chú trọng, nhất là ở các căng tin.

An toàn vệ sinh thực phẩm cho sinh viên
Uống bia giải độc rượu: Nguy hiểm!

Giới chuyên môn đã phải lên tiếng cảnh báo sau khi dư luận đang rộ lên thông tin uống bia để giải độc rượu. Đây là cách hiểu sai và rất nguy hiểm.

Uống bia giải độc rượu Nguy hiểm
Trẻ được cấp cứu sớm, cơ hội sống càng cao

Nhóm tình nguyện viên Y học cộng đồng (dự án thiện nguyện ) gồm các bác sĩ, giảng viên bộ môn Nhi và các sinh viên Trường ĐH Y Dược Huế tại Huế thường tổ chức các lớp tập huấn trao đổi kiến thức y học... Thừa Thiên Huế Online đã có cuộc trao đổi với TS. BS Nguyễn Hữu Châu Đức, giảng viên bộ môn Nhi; Th.S, Bs Nguyễn Duy Nam Anh, Trường ĐH Y Dược Huế về chủ đề sơ cấp cứu được nhiều phụ huynh quan tâm...

Trẻ được cấp cứu sớm, cơ hội sống càng cao
Return to top