Thế giới

Chương trình COVAX đã phân phối 500 triệu liều vaccine COVID-19

ClockThứ Năm, 18/11/2021 18:16
TTH.VN - Số liệu thống kê tính đến ngày 17/11 cho thấy, chương trình COVAX nhằm mục đích đưa vaccine COVID-19 được tiếp cận công bằng với tất cả các nước hiện đã cung cấp hơn 500 triệu liều vaccine trên khắp thế giới.

Cơ chế COVAX thừa nhận bị thiếu 1/3 số lượng vắc xin COVID-19Đến cuối năm, các nước giàu có thể dư 1,2 tỷ liều vaccine COVID-19Lãnh đạo thế giới cam kết tài trợ 2,4 tỷ USD cho cơ chế COVAX75% trong số 80 triệu liều vaccine COVID-19 sẽ được Mỹ chia sẻ qua COVAX

Thông qua cơ chế COVAX, 500 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 đã được phân phối đến 144 quốc gia và vùng lãnh thổ. Ảnh: Dantri

COVAX được thành lập để đảm bảo các quốc gia nghèo hơn có thể nhận được các liều vaccine ngừa COVID-19 nhưng cơ chế này đã vấp phải một số khó khăn khi các quốc gia giàu có sở hữu phần lớn nguồn cung vaccine.

Hồi đầu năm, COVAX – cơ chế đồng dẫn đầu bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Liên minh vaccine GAVI, và Liên minh Đổi mới sáng tạo Sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI) đặt kỳ vọng sẽ cung cấp 2 tỷ liều vaccine cho các nước trong năm 2021.

Chia sẻ trên mạng xã hội Twitter, Giám đốc điều hành liên minh GAVI Seth Berkley nói rằng, “nhờ sự làm việc chăm chỉ và cống hiến hết mình từ các đối tác và nhân viên y tế, COVAX đã cung cấp 500 triệu liều vaccine COVID-19 cho 144 quốc gia và vùng lãnh thổ”. Ông Berkley cũng cho biết 92 quốc gia và vùng lãnh thổ nghèo nhất trên thế giới đã được tiếp cận vaccine miễn phí thông qua cơ chế COVAX, nhờ các nhà tài trợ đã chi trả tất cả chi phí.

Cũng theo ông Berkley, COVAX đã phải đối mặt với nhiều thách thức trong năm 2021 như việc một số chính phủ cấm xuất khẩu vaccine, sự thiếu hụt nguồn cung và chủ nghĩa dân tộc vaccine. Hiện tại, số lượng vaccine được phân phối đến các quốc gia đang gia tăng nhanh chóng nhằm đảm bảo các nước có đủ liều lượng đáp ứng năng lực tiêm phòng.

“Khi các nhà tài trợ và các nhà sản xuất xác nhận được thời điểm bàn giao vaccine, các nước có thể lập kế hoạch triển khai tiêm chủng quy mô lớn trên toàn quốc. Đó là cách duy nhất chúng ta có thể làm để thu hẹp khoảng cách nguy hiểm về vaccine giữa các nước hiện nay”, ông nhấn mạnh.

Theo AFP, đến nay đã có hơn 7,5 tỷ liều vaccine được sử dụng trên khắp thế giới. Tuy nhiên, khoảng cách tiêm chủng giữa các nước khá lớn khi ở các nước thu nhập cao, tỷ lệ vaccine trên 100 người dân là 143 liều, trong khi con số này ở các nước thu nhập thấp là chưa đến 7 liều/100 người. 

Liên minh GAVI tiết lộ rằng 5 quốc gia nghèo nhất thế giới, bao gồm Chad, CHDC Congo, Haiti, Nam Sudan và Yemen, thậm chí còn không có đủ lượng vaccine để tiêm chủng cho 2% dân số mỗi nước.

Theo thống kê của WHO, hơn 3,3 triệu trường hợp nhiễm COVID-19 trên toàn cầu đã được báo cáo trong tuần trước, tăng 6% so với 7 ngày trước đó. Số ca tử vong liên quan đến COVID-19 được ghi nhận trong tuần qua là xấp xỉ 50.000 ca, trong đó tất cả các khu vực đều báo cáo xu hướng ổn định hoặc giảm, ngoại trừ châu Âu phải đối mặt với mức tăng 5% các trường hợp tử vong.

BẢO NGHI (Lược dịch từ News24)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não

Trong một động thái lịch sử, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) mới đây cho biết, Nigeria đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai loại vaccine 5 trong 1 mới “mang tính cách mạng” chống viêm màng não, nhằm bảo vệ con người, chống lại 5 chủng vi khuẩn não mô cầu chính là A, C, W, Y và X.

Nigeria trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai vaccine mới chống viêm màng não
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top