ClockThứ Năm, 25/05/2017 05:46

Chương trình giáo dục phổ thông mới, từ góc nhìn giáo dục nghệ thuật

TTH - Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT) vừa công bố dự thảo Chương trình phổ thông tổng thể (Chương trình giáo dục phổ thông mới). Vấn đề này cũng đang được nhiều trường đại học nghệ thuật (ĐHNT) quan tâm, trong đó có Trường ĐHNT Huế.

Giờ học vẽ

Theo Bộ trưởng Bộ GD & ĐT Phùng Xuân Nhạ trong cuộc họp vào chiều 19/5/2017 tại Hà Nội, chương trình giáo dục phổ thông mới với góc nhìn từ môn nghệ thuật đặt ra vấn đề cần có cách tiếp cận mới và nhận thức đầy đủ sâu sắc hơn của đội ngũ GVMT. Cần phải tiến hành nhiều việc cùng một lúc mới theo kịp sự đổi mới đặt ra và đòi hỏi nhận thức phải thật sự thẩm thấu. Các trường nghệ thuật phải cùng nhau xây dựng được các chuẩn mới trong mọi mặt để từ đó, tiến hành khảo sát thực trạng, đánh giá đúng số lượng đội ngũ giảng dạy cần bồi dưỡng, đào tạo lại để đáp ứng cho thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới hiệu quả. Chương trình giáo dục phổ thông mới có nhiều thay đổi, thể hiện ngay ở tên gọi hai giai đoạn là “giáo dục cơ bản” (cấp TH 5 năm và cấp THCS 4 năm) và giai đoạn “giáo dục định hướng nghề nghiệp” (THPT 3 năm). Vai trò và vị trí của nghệ thuật không tách rời các môn học khác trong định hướng hình thành, phát triển, bồi bổ nhân cách và năng lực sáng tạo, cảm thụ thẩm mỹ tích cực cho học sinh. Trong các cấp học đều có nghệ thuật và có sự tương tác gần gũi với hoạt động trải nghiệm sáng tạo đầy tính nhân văn và một vài môn học khác.

Ở Thừa Thiên Huế, với những điều kiện về đội ngũ giáo viên mỹ thuật lâu nay đã được chuẩn bị khá tốt thì khả năng thích ứng, chuyển mình và hòa nhập của đội ngũ giáo viên trong chương trình giáo dục phổ thông mới về nghệ thuật thuận lợi hơn. Nhiều trường TH và THCS đã tổ chức tốt các hoạt động trải nghiệm, giáo dục nghệ thuật trong nhà trường, áp dụng các phương pháp kích thích, gợi mở cảm xúc thẩm mỹ và khơi dậy tiềm năng sáng tạo của học sinh. ThS. họa sĩ Phan Thanh Tuân, chuyên viên Sở GD & ĐT cho rằng: “Đây là phương pháp dạy học mở giúp tăng cường dạy học hợp tác, tương tác nhóm nhưng cũng coi trọng phát triển tư duy sáng tạo của học sinh và lấy học sinh làm trung tâm”. Giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động sáng tạo, coi trọng việc tạo dựng môi trường học tập thân thiện và thoải mái, trong lành cho học sinh. Cô giáo Đặng Thanh Hương, Trường tiểu học Nguyễn Trãi, nhận xét: “Điểm nổi bật của của dạy học theo phương pháp mới là giáo viên có thể chủ động theo từng nội dung tiết dạy, không bị phụ thuộc vào khuôn mẫu. Các em thỏa thích sáng tạo, khám phá, tìm tòi, tự do thể hiện với tinh thần vừa học, vừa chơi, vừa sáng tạo, đồng thời phát huy tốt khả năng giao tiếp, tự tin, hòa nhập cho các em”.

Môn nghệ thuật được đưa vào THPT và được xếp vào nhóm môn học tự chọn bắt buộc. Trong đó đặc biệt là tăng cường tiếp cận thực tế, tham quan bảo tàng, triển lãm… Tất cả những yêu cầu và định hướng mới của chương trình giáo dục phổ thông mới trên bình diện nghệ thuật đòi hỏi giáo viên dạy vẽ phải tự nâng cao trình độ, bồi bổ kiến thức và có tình yêu nghề cao, trách nhiệm mới đáp ứng được. Chương trình giáo dục phổ thông mới về nghệ thuật được đánh giá là có tính khoa học, bám sát được tính hiện đại nghệ thuật và dân tộc, có nội lực mạnh mẽ để  thay đổi, xóa bỏ được những bất cập, tồn tại của giáo dục nghệ thuật trong nhiều thập kỷ qua. Một trong những điều cần làm sớm khi áp dụng chương trình là phải thông được về tư tưởng đổi mới giáo dục nói chung và giáo dục nghệ thuật nói riêng.

Muốn đạt được điều đó, ngoài sự cố gắng và tình yêu nghề của đội ngũ giáo viên mỹ thuật, sự ham học vui chơi, sáng tạo, trải nghiệm nghệ thuật của học sinh thì như ThS. Đỗ Xuân Phú, Phó Hiệu trưởng Trường ĐHNT Huế kiến nghị: “Bộ GD & ĐT cần có nguồn kinh phí đáng kể để xây dựng các phòng đa chức năng và trang bị họa cụ đầy đủ cho việc triển khai môn nghệ thuật ở cấp 3 theo chương trình giáo dục phổ thông mới”, tránh tình trạng CSVC thiếu thốn, kéo dài, không đồng bộ, dẫn tới học qua loa đối phó và coi nhẹ như ở một số trường hiện nay. 

Năm 1996, ĐHNT Huế mở ngành sư phạm mỹ thuật (SPMT) nhằm đáp ứng yêu cầu đưa môn mỹ thuật vào trường tiểu học (TH) và trung học cơ sở (THCS) khu vực miền Trung, Tây Nguyên và của cả nước. Thời gian đào tạo là 4 năm. Từ năm 1996 đến 2016, có 619 sinh viên được cấp bằng tốt nghiệp. Năm 2011, Trường ĐHNT Huế xây dựng lại chương trình giáo dục đại học ngành sư phạm mỹ thuật, bổ sung một số học phần mới phù hợp với thực tiễn.

Đối với Trường ĐHNT Huế, cần phân định rõ về năng lực đáp ứng triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới về bộ môn nghệ thuật ngay từ đầu vào; tăng cường khối lượng kiến tập, thực tập, thực hành chuyên môn và gắn kết với nhà trường phổ thông; chú ý nhận thí sinh từ nguồn cử tuyển cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và con em đồng bào dân tộc thiểu số; khắc phục tồn tại trong đào tạo GVMT bậc TH vàTHCS trong hơn 20 năm qua ở khâu quan trọng nhất là kỹ năng sư phạm, hướng dẫn thực hành và tương tác nghệ thuật.

Phan Thanh Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Công bố quyết định thành lập Trường Cao đẳng Huế

Chiều 15/3, UBND tỉnh tổ chức lễ công bố Quyết định thành lập Trường Cao đẳng Huế theo Quyết định số 147 ngày 05/2/2024 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐTB&XH); đồng thời, công bố và trao các quyết định bổ nhiệm Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng nhà trường.

Công bố quyết định thành lập Trường Cao đẳng Huế
Công bố giải thưởng Thành phố du lịch sạch ASEAN 2024

Sáng 4/2, tại Công viên Trịnh Công Sơn, UBND TP. Huế tổ chức lễ công bố giải thưởng Thành phố du lịch sạch ASEAN 2024 và phát động Ngày Chủ nhật xanh trên toàn địa bàn. Tham dự buổi lễ có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; UVTV Tỉnh ủy, Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định; lãnh đạo thành phố cùng các sở, ban, ngành, địa phương.

Công bố giải thưởng Thành phố du lịch sạch ASEAN 2024

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top