ClockThứ Sáu, 20/05/2016 13:01

'Chương trình hành động của người ứng cử ĐBQH khá thiết thực'

Ông Nguyễn Văn Pha: Hầu hết các chương trình hành động của người ứng cử khá thiết thực. Không có ai hứa những thứ không thuộc thẩm quyền của mình

“Hầu hết các chương trình hành động của người ứng cử khá gọn, cụ thể, thiết thực, theo đó, cũng không có ai hứa những thứ không thuộc thẩm quyền của mình hay hứa những việc khả năng của mình không làm được”- ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh.

Theo ông Nguyễn Văn Pha, qua báo cáo của các địa phương thấy, lần này việc tổ chức các cuộc tiếp xúc cử tri tốt hơn kỳ trước. Thể hiện ở việc, đó là số cuộc tiếp xúc cử tri tuy các địa phương không tăng nhưng số cử tri tham dự đông. Ví dụ như tại Quảng Ninh có cuộc có tới hơn 600 cử tri dự.

Ông Nguyễn Văn Pha

Thứ hai, tại các Hội nghị tiếp xúc cử tri sự trao đổi qua lại, chất vấn của cử tri đối với chương trình hành động của người ứng cử một số nơi làm tốt còn một số nơi do sự phổ biến không kỹ thành ra biến cuộc tiếp xúc thành những kiến nghị những vụ việc cụ thể. Lúc này phải giải thích cử tri biết, những người tiếp xúc cử tri chỉ đang là ứng cử viên, chưa phải là đại biểu cho nên kiến nghị của cử tri họ chỉ ghi nhận thôi. Hội nghị tiếp xúc cử tri tập trung trao đổi chương trình hành động xem chương trình hành động đó có khả thi không? Khi trúng cử có thực hiện lời hứa của mình không?

“Tôi thấy báo cáo các địa phương gửi về rất tốt. Tuy nhiên, một số nơi số cử tri tham dự ít, sự trao đổi qua lại giữa cử tri và người ứng cử không được phong phú. Bây giờ theo Luật bầu cử việc vận động bầu cử sẽ kết thúc trước 24h trước giờ bỏ phiếu”- ông Pha nói.

Ông Pha cho biết, như chúng ta đã biết có 2 hình thức vận động bầu cử. Hình thức Hội nghị tiếp xúc cử tri về cơ bản đến ngày hôm nay, các địa phương làm xong. Hình thức vận động trên các phương tiện thông tin đại chúng, hiện nay vẫn đang tiếp tục.

“Tiếp tục không có nghĩa người ứng cử trả lời mà đài báo các của các tỉnh, thành phố đang lần lượt công bố chương trình hành động của họ, qua đó cho cử tri có thời gian hiểu rõ hơn chương trình hành động của những người ứng cử cũng như những vấn đề liên quan về tiểu sử để từ đó có sự lựa chọn”- ông Pha nói.

Ông Pha cho biết, một số địa phương thì có thêm hình thức mạn đàm tiểu sử người ứng cử. Hình thức này Ủy ban Bầu cử Thành phố Hà Nội có trao đổi với MTTQ Việt Nam và Hội đồng bầu cử Quốc gia và đề nghị hướng dẫn. “Chúng tôi trả lời trong Luật không quy định mạn đàm tiểu sử nhưng vì lý do chúng ta bầu cử cùng một lúc 4 cấp cho nên nhiều người ứng cử. Để tạo cho cử tri có thời gian tìm hiểu kỹ hơn về người ứng cử thì việc mạn đàm tiểu sử là cần thiết. Các địa phương sẽ photo tiểu sử của người ứng cử cả 4 cấp gửi về cho các hộ gia đình, tổ dân phố, tổ chức các cuộc nghiên cứu, đánh giá, nhận xét. Trong văn bản MTTQ gửi về Hà Nội việc mạn đàm tiểu sử chỉ để cử tri hiểu rõ hơn về người ứng cử cả về tiểu sử, chương trình hành động chứ tuyệt đối không can thiệt cho cử tri định hướng bầu cho người này, người khác. Việc này các địa phương đã quán triệt và làm tốt. Về cơ bản những cử tri quan tâm có thể hiểu tường tận về những người ứng cử tại địa phương mình”.

Hầu hết các chương trình hành động của người ứng cử khá thiết thực

Theo ông Nguyễn Văn Pha, hiện nay do các cấp, các ngành liên quan đến công tác bầu cử quán triệt sớm, thậm chí có những cuộc tập huấn. Qua theo dõi, hầu hết các chương trình hành động của người ứng cử khá gọn, cụ thể, thiết thực. Theo đó, cũng không có ai hứa những thứ không thuộc thẩm quyền của mình hay những thứ khả năng của mình không làm được.

“Thậm chí có người ứng cử phía Nam có hứa nếu trúng cử sẽ ủng hộ cử tri số tiền cụ thể để làm công trình phúc lợi. Nếu chắc chắn được thì có thể công bố trước cử tri. Vì hứa không làm được trong nhiệm kỳ giám sát sẽ bị bãi nhiệm. Tôi cho rằng việc như thế cũng tốt. Tóm lại, lần này ít lời hứa chung chung. Tất nhiên, những lời hứa ai cũng cần phải hứa đó là: nếu trúng cử thì sẽ thường xuyên gặp gỡ tiếp xúc cử tri nơi mình ứng cử, lắng nghe những ý kiến, kiến nghị của cử tri để phản ánh kịp thời đến cơ quan có thẩm quyền, đồng thời đôn đốc và giám sát lời hứa đó thì hầu hết những người ứng cử  đều hứa với cử tri”- ông Pha nói.

Chỉ còn vài ngày nữa là đến ngày bầu cử, để cử tri có thể lựa chọn được người xứng đáng vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân, ông Nguyễn Văn Pha cho rằng, cử tri cần tin tưởng vào kết quả hiệp thương của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, có nghĩa là những người mà đã được Mặt trận hiệp thương đưa vào danh sách chính thức là những người đủ tiêu chuẩn, điều kiện để ứng cử.

“Tôi cho rằng, quyền bầu cử là quyền được hiến định và được luật định, là quyền thiêng liêng của mỗi cử tri. Tôi mong các cử tri ngày bầu cử đó bố trí thời gian để tham dự cuộc bầu cử đầy đủ, đúng giờ và trực tiếp và đảm bảo cuộc bầu cử tại địa phương mình thành công cũng là góp phần vào cuộc bầu cử toàn quốc thành công, thực sự là ngày hội của toàn dân”- ông Pha nói.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tháp đồng hồ Big Ben kỷ niệm 100 năm phát sóng tiếng chuông mừng năm mới

Vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người dân thủ đô London, Anh vẫn thường đón chờ tiếng chuông quen thuộc từ tháp đồng hồ Big Ben. Đặc biệt, ngày 31/12 năm nay đánh dấu tròn 100 năm ngày tiếng chuông mừng năm mới từ tháp đồng hồ nổi tiếng này được phát sóng trực tiếp trên toàn thế giới.

Tháp đồng hồ Big Ben kỷ niệm 100 năm phát sóng tiếng chuông mừng năm mới
Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV:
Cần làm rõ những quy định về hoạt động lưu trữ

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, chiều 27/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Lưu trữ (sửa đổi).

Cần làm rõ những quy định về hoạt động lưu trữ
Chương trình hành động phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học

Ngày 16/11, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 189/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW ngày 30/1/2023 của Bộ Chính trị về phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học phục vụ phát triển bền vững đất nước trong tình hình mới.

Chương trình hành động phát triển và ứng dụng công nghệ sinh học
Return to top