ClockThứ Sáu, 07/12/2018 06:45

Chương trình trọng điểm 2018: Nhiều chuyển biến tích cực

TTH - Năm 2018, UBND tỉnh ban hành 4 kế hoạch triển khai chương trình (CT) kinh tế - xã hội (KT-XH) trọng điểm gồm: CT phát triển hạ tầng kinh tế - kỹ thuật, trọng tâm là hạ tầng giao thông; CT phát triển du lịch - dịch vụ; CT phát triển doanh nghiệp (DN), kinh tế tư nhân, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và CT đẩy mạnh cải cách hành chính (CCHC), trọng tâm là cải cách tổ chức bộ máy các cơ quan hành chính nhà nước.

Phát triển nông nghiệp gắn với du lịch văn hóa - ẩm thựcKhông bất động với những dự án bất độngGóp bàn chuyện phát triển du lịch

Cảng Chân Mây đang được đầu tư nâng cấp

Ông Phan Thiên Định, Giám đốc Sở KH&ĐT thông tin, đến nay các dự án (DA) của Trung ương làm động lực thúc đẩy phát triển nhanh mọi mặt KT-XH của tỉnh gồm: DA mở rộng hầm đường bộ Hải Vân đang thi công, DA mở rộng hầm Phước Tượng- Phú Gia thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư. DA QL49A mới được bố trí vốn để thi công đoạn từ Km65 - Km78. DA QL49B đã thi công đoạn từ cầu Trường Hà đến cầu Bến Đò (Km73 - Km83). DA đường cao tốc La Sơn - Túy Loan thi công được khoảng 95% khối lượng, dự kiến hoàn thành trong quý I/2019. DA mở rộng nhà ga hành khách Cảng hàng không Quốc tế Phú Bài dự kiến khởi công đầu năm 2019.

Hệ thống giao thông đối ngoại do địa phương quản lý, tập trung các tuyến giao thông quan trọng trong khu vực đô thị trung tâm, giữa khu vực đô thị trung tâm và các đô thị vệ tinh nhằm liên kết các vùng, tạo động lực và có tính chất lan tỏa phát triển KT-XH.

CT phát triển các đô thị loại II (các đô thị xanh)- tiểu DA Thừa Thiên Huế có tổng mức đầu tư 70,5 triệu USD đã hoàn thành công tác thẩm định thiết kế các gói thầu xây dựng, dự kiến khởi công tháng 1/2019.

Theo ông Định, năm 2018, các công trình giao thông tiếp tục được đẩy nhanh tiến độ và giải ngân vốn đầu tư xây dựng cơ bản, một số công trình chuyển tiếp đã hoàn thành đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả. Tuy nhiên, một số công trình giải ngân chưa đảm bảo theo yêu cầu do vẫn còn một số yếu tố bất lợi như nguồn vốn vay của DN huy động khó khăn; thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản phức tạp, giải phóng mặt bằng gặp nhiều vướng mắc, quá trình giải quyết bồi thường phát sinh.

Đối với CT phát triển du lịch - dịch vụ, tập trung phát triển ngành du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, từng bước xây dựng thương hiệu Huế là kinh đô của lễ hội và ẩm thực, thành phố du lịch “sáng và sống”.

Về lĩnh vực du lịch, ông Phan Thiên Định nhận xét đã có sự chuyển biến mạnh mẽ, với nhiều sản phẩm mới, doanh thu du lịch tăng 16%, cao hơn so với mức tăng năm 2017. Tuy nhiên, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật tại một số điểm du lịch còn thiếu và chưa thực sự đáp ứng nhu cầu dịch vụ, phục vụ khách. Chất lượng dịch vụ, sản phẩm du lịch còn thấp do chưa có chiến lược đầu tư đồng bộ và hiệu quả. Hình ảnh đặc trưng, nổi trội cho sản phẩm của du lịch tỉnh chưa được khai thác và phát huy có hiệu quả, một số sản phẩm du lịch truyền thống thiếu sức cạnh tranh. Các doanh nghiệp (DN) đầu tư, khai thác phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh còn mỏng, quy mô nhỏ, nhất là các DN lữ hành…

CT phát triển DN, kinh tế tư nhân, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2018, với mục tiêu tiếp tục tạo lập môi trường đầu tư sản xuất kinh doanh thông thoáng, minh bạch; tập trung nguồn lực, giải pháp hỗ trợ DN phát triển.

Dự kiến năm 2018, toàn tỉnh có 1.170 DN và đơn vị trực thuộc thành lập mới, tăng 16,31% so với cùng kỳ. Trong đó, số DN thành lập mới dự kiến đạt 670 DN, tăng 5,1%, với số vốn đăng ký đạt khoảng 6.900 tỷ đồng; số đơn vị trực thuộc 500 đơn vị, tăng 35,56%. Bên cạnh đó, có khoảng 190 DN quay trở lại hoạt động, tăng 29 DN... Dù CCHC nhà nước đã có nhiều kết quả nhưng nhìn chung vẫn chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Các DN vẫn chưa tiếp cận với các chương trình tín dụng ưu đãi.

Ông Định đánh giá, hầu hết các nhiệm vụ CT trọng điểm về CCHC năm 2018 đã thực hiện, đảm bảo các yêu cầu đặt ra. Tuy nhiên, những hạn chế về cơ sở vật chất và điều kiện làm việc tại bộ phận một cửa ở cấp xã vẫn chưa được khắc phục; chỉ số CCHC của tỉnh duy trì ở mức cao nhưng chưa ổn định; chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) có chuyển biến nhưng chưa hoàn thiện; chỉ số Hiệu quả Quản trị và Hành chính công cấp tỉnh (PAPI) của tỉnh nằm trong nhóm đạt điểm trung bình thấp của cả nước. Kinh phí phục vụ cho công tác CCHC vẫn còn thấp so với cả nước.

Bốn chương trình trọng điểm 2019

Năm 2019, UBND tỉnh thực hiện 4 CT trọng điểm gồm: CT phát triển du lịch - dịch vụ. CT phát triển đô thị, hạ tầng kinh tế- kỹ thuật. Chương trình CCHC gắn với phát triển chính quyền điện tử, dịch vụ đô thị thông minh và CT di dời dân cư, giải phóng mặt bằng khu vực 1 Kinh Thành Huế.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3: Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội

Mặc dù Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chưa lâu, song những định hướng của bản quy hoạch dường như đã được tỉnh “thực tiễn hóa” khá sớm, đặc biệt các phương án phát triển kinh tế - xã hội.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 3 Nhận diện phương án phát triển kinh tế - xã hội
Return to top