ClockThứ Tư, 14/09/2016 14:31

Chuyện cây me tây

TTH - Có khoảng 7, 8 cây me tây trên đường Đống Đa, T.P Huế đã bị bật gốc ngã ra đường, vĩa hè và một số cây me tây khác trên tuyến đường này cũng nghiêng ngã do bão số 4, dù đã có giàn giáo chống đỡ và tuổi đời được trồng chỉ khoảng vài năm độ lại.

Khẩn trương khắc phục thiệt hại sau bão số 4Đường phố sau bão số 4

Việc cây me tây không sớm thì muộn sẽ bị đổ gãy đã được nhiều người có thâm niên trong ngành lâm nghiệp cảnh báo trước và phản ứng khi T.P Huế quyết định đưa loại cây này vào trồng trên đường phố. Một số người dân sinh sống, kinh doanh hai bên đường Đống Đa cho biết, rất may thời điểm cây bật gốc đổ ra đường lúc trời còn sớm, không có người và phương tiện lưu thông qua lại, nếu không sẽ rất nguy hiểm đến tính mạng.

Me Tây còn có tên gọi khác là muồng ngủ, cây còng, muồng lá lạc, có tên khoa học là samanea saman, là cây thuộc họ đậu. Cây có nguồn gốc từ châu Mỹ nhiệt đới. Cây me tây có tốc độ sinh trưởng cực nhanh, thích nghi với mọi điều kiện khí hậu, phù hợp với đa số các loại đất.

Theo phân tích của một số người rất am tường về cây xanh, đối chiếu với những loài cây đã được trồng và trở thành nét đặc trưng riêng của đường phố Huế như: mù u, muối (gội), nhãn, nhạc ngựa, long não…, thì me tây không thể gọi là cây. Đây chẳng qua là cây được giâm hom từ cành mà sinh trưởng và phát triển. Chỉ mới được trồng khoảng chưa đến 5 năm trên tuyến đường Đống Đa, nhưng cây này đã cho tán rộng, lá rụng nhiều, nhanh to với đường kính tầm 20- 30cm.

Qua quan sát những công nhân của đơn vị quản lý cây xanh đang tiến hành khắc phục, xử lý những cây me tây bị bật gốc, ngã trên đường Đống Đa vào sáng 13/9, hầu như gốc cây không có rễ cọc, hoặc rễ đã bị cắt xén. Về nguyên tắc, cây dùng để trồng trên đường phố là cây phải có rễ cọc, vì vấn đề tránh đổ ngã khi gặp gió bão, đảm bảo an toàn cho con người là tiêu chí hàng đầu, kế đến mới bàn đến yếu tố thẩm mỹ, đạt quy chuẩn về đường kính… Tiêu chuẩn cây đường phố cũng được quy định khá rõ, đó là thân cây có dáng đẹp, cành lá cân đối, có rễ cọc cắm sâu trong lòng đất (nếu rễ bàng sẽ rất dễ gãy, làm hư hại công trình), lá phải trơn (tránh lá nhám, có lông dễ gây bám bụi), hoa quả không được mọng, và có mùi khó chịu…

Không chỉ trồng ở đường Đống Đa, me tây cũng đã xuất hiện ở một số tuyến đường mới mở trên địa bàn T.P Huế. Thậm chí, một số cơ quan, đơn vị cũng chọn giống cây này để trồng, tạo cảnh quan, bóng mát. Tuy nhiên, chỉ sau một, hai năm trồng, do rể đâm ngang, nên đã gây bong, lóc, hư hại nền gạch, công trình khi cây phát triển. Lá, hoa của cây rụng nhiều quanh năm, khiến nhân viên vệ sinh cũng rất vất vả trong việc quét dọn. Những người biết rõ “sức sống” của cây này rất e ngại mỗi khi mùa gió, bão về. Vì vậy, để đảm bảo an toàn cho con người, cơ quan chức năng nên mạnh dạn đầu tư thay thế loài cây khác vững chắc hơn, đảm bảo tiêu chuẩn trồng cây đường phố và phù hợp với tổng thể hệ thống cây xanh đường phố Huế.

Hoài Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đặc sản của Huế

Nếu nói đến đặc sản Huế chắc nhiều người nghĩ ngay đến ẩm thực, tức là nghĩ đến cái “dạ dày”. Ai tinh tế hơn thì nghĩ đến chiều sâu văn hóa, ví dụ như di sản (vật thể và phi vật thể), thậm chí là giọng nói; trang phục.

Đặc sản của Huế
''Trồng một tỷ cây xanh' trên hành trình 'về đích''

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng các địa phương đã và đang quyết tâm đưa Đề án "Trồng một tỷ cây xanh" (Đề án) của Thủ tướng Chính phủ, giai đoạn 2021 – 2025 "về đích" đúng hẹn.

Trồng một tỷ cây xanh trên hành trình về đích
Cây xanh cho đô thị di sản

Huế là đô thị có mật độ cây xanh cao nhất cả nước với gần 70 ngàn cây xanh đường phố, vượt tiêu chuẩn về cây xanh đối với đô thị loại 1. Công tác quy hoạch cây xanh đường phố đã và đang được TP. Huế triển khai nhằm tạo ra một bản sắc riêng cho đô thị di sản.

Cây xanh cho đô thị di sản
Return to top