ClockThứ Hai, 29/03/2021 07:15

Chuyển đổi số ngành ngân hàng: Công nghệ sẽ tạo đột phá

TTH - Đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển các ứng dụng trên nền tảng công nghệ được xem là hướng đi nhằm đón đầu xu thế của các ngân hàng.

Đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặtNgành ngân hàng toàn cầu sẽ tổn thất ít nhất 3,7 nghìn tỷ USD trong 5 nămThủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Ngân hàng không để thiếu vốn cho các doanh nghiệp

Thanh toán bằng công nghệ đang được đầu tư

"Cú hích" thanh toán điện tử

Nếu trước đây, chiếc thẻ ATM chủ yếu chỉ dùng để rút tiền mặt tại cây ATM thì nay, tấm thẻ ngân hàng ấy có thể sử dụng để thanh toán ở hầu hết cửa hàng, bỏ qua giai đoạn rút tiền tại cây ATM.

Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, viễn thông và sự phổ biến của các thiết bị di động kết nối internet, nhiều sản phẩm, dịch vụ mới của ngành ngân hàng cũng ra đời như: chuyển tiền trực tuyến qua mobile banking, thanh toán hóa đơn, mua hàng, đặt dịch vụ trực tuyến qua ứng dụng mobile banking, ví điện tử, mã QR... Điều này tạo bước phát triển mới trong thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của khách hàng.

Câu chuyện đổi mới công nghệ thanh toán của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) thời gian qua là ví dụ. Nếu như trước đây, dịch vụ ngân hàng điện tử của Vietcombank được phát triển trên 2 nền tảng dịch vụ internet banking và mobile banking thì cuối năm 2020, Vietcombank cho ra mắt dịch vụ ngân hàng số VCB Digibank trên cơ sở hợp nhất các nền tảng giao dịch trực tuyến, thay thế các dịch vụ internet banking và mobile banking, tạo đột phá mới trong lĩnh vực thanh toán.

Bà Nguyễn Thị Thanh Hiền, Phó Giám đốc Vietcombank chi nhánh Huế chia sẻ, với ứng dụng này, khách hàng sẽ dễ dàng thực hiện giao dịch tài chính, thanh toán và mua sắm chuyển tiền nhanh 24/7, đặt lịch chuyển tiền, tiết kiệm online, thanh toán QR Pay… Biến động số dư cũng được thông báo qua tin nhắn OTT (OTT Alert) được tích hợp ngay trên ứng dụng mobile của VCB Digibank, thay thế cho việc thông báo qua tin nhắn SMS, giúp khách hàng tiết kiệm được chi phí. Phương thức xác thực giao dịch cũng rất đa dạng từ mã pin, mã xác thực một lần, sinh trắc học bằng vân tay hay nhận diện khuôn mặt.

Công nghệ thanh toán đã và đang có bước đột phá, đòi hỏi hạ tầng thanh toán cũng phải đồng bộ nhằm phục vụ đắc lực nhất cho hoạt động của khách hàng. Số liệu từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh cho thấy, hiện trên địa bàn có 235 máy ATM và 1.376 số máy POS đang hoạt động, cho phép người tiêu dùng TTKDTM khi mua hàng. Tổng giá trị giao dịch tài chính qua kênh internet năm 2020 ước đạt 17.862 tỷ đồng, tăng 63,5% so với năm 2018 (năm đầu triển khai) tổng giá trị giao dịch tài chính qua kênh điện thoại di động năm 2020 ước đạt 28.058 tỷ đồng tăng 153,7% so với năm 2018.

Thanh toán không dùng tiền mặt được mở rộng

Ngân hàng số thành xu hướng

Ngồi ở nhà cũng có thể mua hàng và thanh toán tiền mua hàng hay chỉ với vài thao tác tại một máy rút tiền thế hệ mới, người dùng đã có thể sở hữu ngay một tài khoản ngân hàng chỉ sau vài phút, thay vì phải tới phòng giao dịch xếp hàng chờ đợi và điền hàng loạt mẫu tờ khai. Đó là một trong những trải nghiệm mà ngân hàng số của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) mang lại…

Hiện, ngân hàng này đã lắp đặt 1 máy giao dịch tự động LiveBank trên địa bàn. Với nền tảng công nghệ số, LiveBank có thể đáp ứng đến 2/3 giao dịch như một quầy giao dịch truyền thống từ rút tiền, nộp tiền vào tài khoản, chuyển khoản liên ngân hàng, thanh toán hóa đơn, cho đến việc mở sổ tiết kiệm lãi suất cao hơn tại quầy hay mở tài khoản và thẻ lấy ngay. Thời gian giao dịch được rút ngắn, hạn chế việc phải chờ đợi lâu.

Ông Châu Khắc Thái, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh thông tin, trong bối cảnh thời đại công nghệ số ngày càng phát triển mạnh mẽ và tác động trên hầu hết các lĩnh vực thì chuyển đổi số trong ngành ngân hàng là yêu cầu tất yếu để có thể đáp ứng nhu cầu khách hàng. Việc chuyển đổi số ngành ngân hàng cũng góp phần thay đổi hành vi khách hàng từ giao dịch trực tiếp tại ngân hàng sang giao dịch trực tuyến nhằm hướng đến sự nhanh chóng, tiện lợi, an toàn. Các ngân hàng nhờ đó cũng có cơ sở cắt giảm các chi phí nhân viên, tiết kiệm thời gian và tối đa lợi ích khách hàng, tối đa hóa lợi nhuận ngân hàng.

Các ngân hàng trên địa bàn đang nỗ lực trong công cuộc chuyển đổi số. Đến nay, 100% các ngân hàng đã thực hiện đa dạng kênh cung cấp các dịch vụ internet banking, mobile banking. Nhiều ngân hàng đã ra mắt giải pháp EKYC (giải pháp định danh điện tử), hỗ trợ việc đăng ký, xác minh thông tin khách hàng qua thiết bị di động mà không phải đến trực tiếp quầy giao dịch (Ngân hàng Quân Đội, BIDV, SHB, HDBank, VPBank, Techcombank, Quốc Tế, Quốc Dân...). Hơn 95% các ngân hàng trên địa bàn phấn đấu đến cuối năm 2021 hoàn thành ra mắt ứng dụng EKYC.

Theo ông Châu Khắc Thái, chuyển đổi số của các ngân hàng đã và đang tạo nên được dấu ấn. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra hiện nay là hệ thống hành lang pháp lý phải theo kịp với công nghệ. Cơ sở hạ tầng số và hệ thống cơ sở dữ liệu phải đồng bộ hóa và trên hết là công tác đảm bảo an ninh bảo mật, tạo dựng lòng tin cho khách hàng. Vì thế, các ngân hàng cần có những đầu tư mạnh mẽ hơn cho hạ tầng, công nghệ, cũng như các giải pháp đảm bảo an ninh, an toàn giao dịch trên môi trường mạng.

Bài, ảnh: HOÀNG LOAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn

Sáng 16/3, trong khuôn khổ Diễn đàn Báo chí toàn quốc 2024 đã diễn ra phiên thảo luận với chủ đề “Đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn”. Đây là một trong những nội dung thu hút sự quan tâm rất lớn từ các cơ quan báo chí trong bối cảnh chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có báo chí, truyền thông.

Giải pháp đầu tư, ứng dụng công nghệ hiệu quả tại các tòa soạn
Chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch còn nhiều thách thức

Mặc dù chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch mở ra cơ hội lớn trong việc cải thiện và đa dạng hóa phương pháp giảng dạy và học tập, nhưng thực tiễn đang còn nhiều thách thức, đòi hỏi các cơ sở đào tạo nghề du lịch cần xây dựng chiến lược chuyển đổi số toàn diện.

Chuyển đổi số trong đào tạo nghề du lịch còn nhiều thách thức
Nhu cầu xã hội về ngành dinh dưỡng rất lớn

Nắm bắt xu hướng nhu cầu về dinh dưỡng trong đời sống ngày càng cao, năm 2024, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế bắt đầu mở khóa đào tạo chuyên ngành dinh dưỡng đầu tiên.

Nhu cầu xã hội về ngành dinh dưỡng rất lớn

TIN MỚI

Return to top