ClockThứ Sáu, 30/11/2018 08:27

Chuyển đổi tư duy phát triển kinh tế nông nghiệp

TTH - Muốn gỡ nút thắt này, trước tiên cần chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang kinh tế nông nghiệp.

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn vừa diễn ra, bên cạnh đánh giá nỗ lực và kết quả đạt được, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đặt vấn đề, đồng thời yêu cầu phải chuyển từ tư duy nông nghiệp đơn thuần sang kinh tế nông nghiệp và hội nhập sâu rộng. Đây là một yêu cầu cao, nhưng là con đường phát triển tất yếu để tạo sự đột phá trong phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn.

Với khoảng 2/3 dân số sống ở nông thôn, nông nghiệp tuy chiếm tỷ trọng không lớn trong nền kinh tế, nhưng đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo an ninh lương thực và cung cấp nguyên liệu cho nhiều ngành công nghiệp chế biến xuất khẩu, tạo sự ổn định xã hội, góp phần phát triển đất nước. Theo báo cáo của Ban Kinh tế Trung ương, sau 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X), việc tái cơ cấu ngành nông nông nghiệp đạt nhiều kết quả, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia. Năng suất chất lượng, hiệu quả sản xuất nhiều loại nông sản được nâng cao, một số loại nông sản đã tiến đến việc khẳng định vị thế, khả năng cạnh tranh trên thị trường thế giới. Góp phần tăng trưởng GDP năm 2017 của ngành nông nghiệp đạt 2,66%; quy mô GDP cả ngành năm 2018 tăng gấp 1,25 lần...

Với Thừa Thiên Huế, sau 10 năm thực hiện Chương trình hành động 22-CTr/TU, ngày 27/3/2009 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 7 (khóa X); nông nghiệp, nông dân, nông thôn đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, đời sống vật chất và tinh thần của cư dân nông thôn được nâng cao; kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư; chương trình xây dựng nông thôn mới được tập trung thực hiện. Nhiều chỉ tiêu quan trọng đã đạt và vượt mục tiêu đề ra đến năm 2020...

Tuy nhiên, một thực tế của Thừa Thiên Huế cũng như cả nước, quy mô sản xuất của khu vực nông nghiệp còn manh mún, quy mô nhỏ, nguồn vốn đầu tư cho nông nghiệp còn quá thấp; việc áp dụng tiến bộ khoa học- công nghệ trong nông nghiệp còn yếu, việc kết nối giữa sản xuất-chế biến-tiêu thụ rời rạc… Bên cạnh những nguyên nhân trên, một “lực cản” lớn trong phát triển nông nghiệp là tư duy sản xuất nông nghiệp đơn thuần. Người nông dân sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu tự sản tự tiêu. Cái gì được giá, bán chạy là họ sản xuất. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, phương thức sản xuất đó không còn phù hợp, bộc lộ nhiều bất cập và người nông dân luôn đối diện với điệp khúc "được mùa mất giá, được giá mất mùa".

 Muốn gỡ nút thắt này, trước tiên cần chuyển tư duy từ sản xuất nông nghiệp đơn thuần sang kinh tế nông nghiệp. Tức là sản xuất những gì thị trường cần theo quy mô hàng hóa cũng giống như sản xuất công nghiệp. Hiện nay, việc tạo ra các vùng sản xuất tập trung đang có bước chuyển động tích cực, nhờ việc dồn điền đổi thửa, tích tụ ruộng đất. Việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất đã từng bước đầu tư, tạo được các mô hình để người dân học tập, nhân rộng. Các mối liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp với các hợp tác xã, nông dân đã khẳng định được hiệu quả, như Công ty CP Vật tư nông nghiệp, Công ty CP Giống cây trồng và vật nuôi, Công ty TNHH 1TV Quế Lâm miền Trung, Công ty Liên Việt….

Bên cạnh đó, trước xu thế phát triển hiện nay, sản xuất nông nghiệp phải được quản lý theo quy trình, đảm bảo các tiêu chuẩn quốc gia, quốc tế; gắn sản xuất với tổ chức thị trường… Để làm được điều này, cần có sự chung tay của “6 nhà”: Nhà nông- Nhà nước- Nhà đầu tư- Nhà băng (ngân hàng)- Nhà khoa học- Nhà phân phối để huy động các nguồn lực đầu tư công nghệ cao từ sản xuất đến bảo quản, chế biến và tổ chức tiêu thụ mở rộng thị trường tiêu thụ; góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp và giúp người nông dân làm giàu ngay trên mảnh đất của mình.

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng
Return to top