Thế giới

Chuyên gia Canada đánh giá cao quan điểm Việt Nam về thực hiện UNCLOS

ClockThứ Hai, 12/12/2022 15:03
Việt Nam là một trong những nước đầu tiên ký Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Học giả Italy đánh giá cao sáng kiến về an ninh biển của Việt NamDiễn đàn Biển ASEAN: Quan ngại những diễn biến phức tạp ở Biển ĐôngViệt Nam, Singapore ủng hộ giải quyết vấn đề Biển Đông dựa trên UNCLOSMỹ công bố nhiều dự án hàng chục triệu USD để hỗ trợ Việt NamHợp tác đối tác năng lượng Việt Nam-Đan Mạch giai đoạn 2020-2025

Quang cảnh hội thảo '40 năm thông qua UNCLOS-Những thành tựu và thách thức đặt ra. Ảnh: TTXVN phát

Vào thời điểm đó, Việt Nam đã kêu gọi các quốc gia khác trong khu vực, cụ thể là các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) phải tôn trọng và tuân thủ công ước này.

Ông Bryon Wilfert, cựu nghị sỹ Canada, thành viên Hội đồng cố vấn Viện Macdonald-Laurier, đã nhận định như vậy trong buổi trò chuyện với phóng viên TTXVN tại Ottawa nhân 40 năm ký kết UNCLOS 1982.

Theo ông Wilfert, UNCLOS 1982 đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập một cách rõ ràng các quy tắc về môi trường, cũng như quản lý tài nguyên biển. UNCLOS được Việt Nam xem là một cơ chế vì hòa bình khu vực và giải quyết các tranh chấp trên biển.

Đối với các quốc gia như Việt Nam, công ước này cung cấp ranh giới rõ ràng giữa những nước sử dụng vùng đáy biển và các quốc gia ven biển với các quy định phổ quát.

Ông Wilfert cũng đề cập đến việc Việt Nam, cùng với Canada và 10 nước khác, đã khởi xướng ý tưởng thành lập Nhóm bạn bè UNCLOS 1982 vào tháng 6/2021 để thúc đẩy và giải quyết những thách thức đối với công ước này.

Theo ông, một khía cạnh quan trọng của Nhóm bạn bè UNCLOS 1982 là vai trò của nhóm trong quản trị đối với Mục tiêu số 14 về bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển trong các Mục tiêu phát triển bền vững.

Ông Wilfer nhấn mạnh đây là lĩnh vực mà cả Canada và Việt Nam đều có chung lợi ích để thúc đẩy.

Đề cập việc giải quyết các tranh chấp liên quan tới biển trên thế giới nói chung và khu vực châu Á-Thái Bình Dương nói riêng, trong đó có tranh chấp ở Biển Đông, chuyên gia Wilfert nhấn mạnh Canada đã thể hiện rõ quan điểm rằng tất cả các bên phải tuân thủ các quy tắc của UNCLOS 1982, vốn được Ottawa coi như một cột mốc hữu ích và quan trọng trong việc giải quyết một cách hòa bình tranh chấp trong khu vực.

Canada tin tưởng rằng chỉ thông qua thương lượng và thiện chí mới có thể giải quyết được tranh chấp, việc có một trật tự quốc tế dựa trên luật lệ trong xử lý các vấn đề liên quan đến biển và đại dương sẽ đưa đến giải pháp hòa bình trong khu vực.

Theo ông Wilfer, các vấn đề như quyền chủ quyền, thương mại, hàng hải... cần được đề xuất và thực hiện phù hợp với luật pháp quốc tế, trong đó có UNCLOS 1982.

Theo TTXVN/Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Việt Nam - Indonesia: Điểm tựa Mỹ Đình

Chưa bao giờ đội tuyển Việt Nam lại bị dư luận phản ứng nhiều như hiện tại. Điều đó đang tác động rất lớn đến tâm lý của thầy trò HLV Philippe Troussier.

Việt Nam - Indonesia Điểm tựa Mỹ Đình
Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148
Return to top