Kinh tế Kinh tế
Chuyên gia quốc tế lo ngại ngân sách Việt Nam
Ngân sách tiếp tục là vấn đề được giới chuyên gia quốc tế đặt nhiều lo ngại. Cân đối lớn này đã thâm hụt trung bình khoảng 6,5% GDP từ năm 2012, khiến nợ công và nợ do Chính phủ bảo lãnh tăng mạnh, ước tính khoảng 62% của GDP trong năm 2016.
(Ảnh minh họa)
Đoàn công tác của IMF cho rằng, bên cạnh việc đưa thâm hụt ngân sách từ 6,5% về 3%, Việt Nam cần đẩy nhanh giải quyết nợ xấu và có thể cho khu vực tư nhân tham gia, góp vốn nhiều hơn trong lĩnh vực ngân hàng.
Những kiến nghị trên được ông John Nelmes - Trưởng đoàn chuyên gia của IMF đưa ra sau chuyến công tác tại Hà Nội và TP HCM trong tháng 4. Nhóm công tác của ông Nelmes đưa ra nhiều kiến nghị để cải cách khu vực tài chính của Việt Nam. Một trong số đó là nhiệm vụ đẩy nhanh giải quyết nợ xấu trong hệ thống ngân hàng cũng như tại Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng (VAMC). Theo nhóm chuyên gia của IMF, Việt Nam nên tăng cường vốn của các ngân hàng bằng cách để khu vực tư nhân tham gia nhiều hơn và sử dụng các nguồn lực trong ngân sách cho các ngân hàng thương mại nhà nước.
Về chính sách tiền tệ, theo IMF, nên giữ chính sách tiền tệ như hiện tại đến chừng nào không có áp lực lên lạm phát cơ bản. "Nếu xuất hiện dấu hiệu về những tác động vòng hai đối với lạm phát thì cần phải thắt chặt chính sách tiền tệ", IMF cho hay.
Tuy nhiên, ngân sách tiếp tục là vấn đề được giới chuyên gia quốc tế đặt nhiều lo ngại. Cân đối lớn này đã thâm hụt trung bình khoảng 6,5% GDP từ năm 2012, khiến nợ công và nợ do Chính phủ bảo lãnh tăng mạnh, ước tính khoảng 62% của GDP trong năm 2016. Đoàn công tác khuyến nghị cần củng cố ngân sách theo hướng hỗ trợ tăng trưởng và bắt đầu từ năm nay để giảm thâm hụt ngân sách xuống khoảng 3% vào năm 2020 và giúp nợ công giảm bền vững. Theo IMF, củng cố ngân sách nên tập trung vào việc mở rộng diện nộp thuế, đảm bảo chi đầu tư công chất lượng cao cho giáo dục, y tế và cơ sở hạ tầng, đồng thời cũng có sẵn nguồn lực để giải quyết các khoản nợ xấu và tăng vốn cho các ngân hàng thương mại nhà nước.
Cũng theo IMF, năm 2016, tốc độ tăng trưởng được dự báo sẽ giảm xuống còn khoảng 6%, phần lớn phản ánh cầu bên ngoài yếu hơn, hạn hán nghiêm trọng và xâm nhập mặn đất canh tác đã ảnh hưởng bất lợi đến sản xuất nông nghiệp.
Theo VnExpress
- Cảng cá Thuận An sau gần 3 năm thi công (12/08)
- Gỡ khó cho các dự án giao thông trong "bão giá" vật liệu (12/08)
- Rộng cửa đón các nhà đầu tư Nhật Bản (12/08)
- Kiểm tra thực hiện chương trình phối hợp giữa Hội Nông dân và Bộ đội Biên phòng (12/08)
- Hợp tác đào tạo nguồn nhân lực IT (12/08)
- Không để A Lưới khó khăn và nghèo kéo dài (12/08)
- Nghiệm thu, bàn giao 10 trạm đo mưa tự động (12/08)
- Khánh thành phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu (12/08)
-
Rộng cửa đón các nhà đầu tư Nhật Bản
- Giữ gìn cảnh quan sông đầm
- Phân loại rác tại nguồn: Đừng để “đá ném ao bèo” - Bài 1: Niềm mong chưa cũ
- Đợi hàng hóa “quay đầu” theo giá xăng, dầu
- Lưu ý doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm công nghiệp sang Anh
- Hành khách bất ngờ nhận quà Trung thu sớm từ Vietnam Airlines
- Đua tăng lãi suất huy động
- Hội nghị triển khai Chương trình xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021-2025
- Thi công kém chất lượng, nhiều đơn vị bị xử phạt
- Không chỉ có sao la
-
Kịp thời & quyết liệt với dự án đầu tư công
- Thành lập Hội Doanh nhân nữ Thừa Thiên Huế
- Phân loại rác tại nguồn: Đừng để “đá ném ao bèo” - Bài 1: Niềm mong chưa cũ
- Đê Tây Ô Lâu xuống cấp do xe quá tải
- Nỗ lực hoàn thành vào cuối tháng 8/2022
- Diễn tập phương án chữa cháy, cứu nạn cứu hộ và ứng phó sự cố nhiễm độc dầu
- Hành khách bất ngờ nhận quà Trung thu sớm từ Vietnam Airlines
- Giảm thuế nhập khẩu ưu đãi mặt hàng xăng động cơ, không pha chì từ 20% xuống 10%
- Công trình “gặp khó” khi đấu nối với Quốc lộ 49A
- Khắc phục mọi khó khăn, đẩy nhanh tiến độ dự án đường sắt đô thị Nhổn-Ga Hà Nội