ClockThứ Tư, 30/11/2016 08:52

Chuyên gia Việt Nam và quốc tế bàn cách duy trì các vùng biển tự do ở châu Á

Các chuyên gia tới từ Anh, Nhật Bản và Việt Nam hôm nay thảo luận tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và an ninh tại các vùng biển ở châu Á, cũng như đề xuất các cơ chế hợp tác quốc tế thiết thực nhằm thúc đẩy việc tôn trọng luật pháp quốc tế.

Các chuyên gia thảo luận tại hội thảo (Ảnh: Đại sứ quán Anh tại Việt Nam)

“Trong tình hình khó khăn như hiện nay, cộng đồng quốc tế đang đối mặt với một câu hỏi khó đó là họ muốn hòa bình, ổn định và thịnh vượng hay hỗn loạn, bất ổn và khổ đau. Nếu muốn hòa bình, ổn định và thịnh vượng, chúng ta cần phải duy trì thượng tôn pháp luật và tôn trọng luật pháp quốc tế”, Viện trưởng Viện Biển Đông Nguyễn Trường Giang chia sẻ trong bài phát biểu khai mạc hội thảo “Hướng đến những vùng biển mở và tự do tại châu Á: Hợp tác quốc tế và thượng tôn pháp luật”, do Học viện Ngoại giao Việt Nam, Đại sứ quán Nhật Bản và Đại sứ quán Anh phối hợp tổ chức tại Hà Nội sáng ngày 29/11.

Nhận thấy xung đột về lợi ích quốc gia ở Biển Đông và Hoa Đông, nhiều quốc gia châu Á lo ngại rằng tình hiện tại sẽ thay đổi. Mục tiêu của Hội thảo nhằm thảo luận tầm quan trọng của việc duy trì hòa bình và an ninh tại các vùng biển trong khu vực, cũng như đề xuất các cơ chế hợp tác quốc tế thiết thực nhằm thúc đẩy việc tôn trọng luật pháp quốc tế.

Đông đảo các đại biểu dự hội thảo (Ảnh: An Bình)

Đông đảo các đại biểu dự hội thảo (Ảnh: An Bình)

Hội thảo có sự tham gia của các chuyên gia quốc tế như Trung tá James Farrant và Trung tá Ian Park, Cố vấn Pháp lý về Luật biển, Bộ Quốc phòng Anh; GS.TS. Shotato Hamamoto, Đại học Kyoto, Nhật Bản, và TS. Ting-Hui Lin, Phó Chủ tịch Quỹ Viễn cảnh từ Đài Loan. Các chuyên gia trong nước bao gồm ông Nguyễn Trường Giang, Viện trưởng Viện Biển Đông; TS. Nguyễn Đăng Thắng, thành viên Hội Luật quốc tế Việt Nam; TS, Phạm Lan Dung, Giám đốc Trung tâm đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ngoại giao; và TS. Hà Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách, Viện Biển Đông, Học viện Ngoại giao.

Hơn 70 đại biểu khác tham dự hội thảo là đại diện của các tổ chức Đảng, bộ ngành của chính phủ, các học viện, cơ quan nghiên cứu của Việt Nam và các ngoại giao đoàn tại Hà Nội.

Các đại biểu đã tham gia thảo luận trong 3 phiên: 1, “Vai trò của các cơ chế tài phán đối với trật tự pháp lý trên biển”, tập trung vào tác động của Phán quyết của Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII của Công ước Quốc tế về Luật biển (UNCLOS), cũng như hòa bình và sự ổn định trên Biển Đông và Hoa Đông; 2, “Gắn kết lợi ích quốc gia vào trật tự pháp lý”, nghiên cứu việc áp dụng luật pháp quốc tế của các quốc gia châu Á và những bài học rút ra từ thực tiễn của việc áp dụng này; 3, “Hợp tác trong tương lai vì hòa bình và ổn định”, tìm hiểu cách thức các quốc gia có thể hợp tác nhằm thúc đẩy và khuyến khích sự tôn trọng đối với nguyên tắc thượng tôn luật pháp.

Các diễn giả và khách mời trong nước và quốc tế chụp ảnh trong phiên khai mạc hội thảo sáng ngày 29/11 (Ảnh: An Bình)

Các diễn giả và khách mời trong nước và quốc tế chụp ảnh trong phiên khai mạc hội thảo sáng ngày 29/11 (Ảnh: An Bình)

Phát biểu tại hội thảo, tân Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Kunio Umeda nhấn mạnh: “Ngày càng có nhiều xung đột lợi ích giữa các quốc gia cũng như mối quan ngại về các hành vi đơn phương thay đổi hiện trạng bằng vũ lực”.

Đại sứ Umeda hy vọng rằng hội thảo sẽ tạo điều kiện cho việc chia sẻ quan điểm chung về tầm quan trọng của thượng tôn pháp luật trong việc duy trì hòa bình và ổn định tại châu Á. Ông cũng kêu gọi các đại biểu tham dự hội thảo đề xuất các phương thức mà các quốc gia có thể hợp tác và thúc đẩy việc tôn trọng nguyên tắc thượng tôn pháp luật.

Trong khi đó, Đại sứ Anh Giles Lever cho hay: “Ổn định trong khu vực là mối quan tâm toàn cầu và luật pháp quốc tế là chìa khóa để giải quyết xung đột. Đối với Anh quốc việc tuân thủ nguyên tắc thượng tôn pháp luật và UNCLOS là vô cùng quan trọng đối với các giá trị và chính sách của nước Anh”. Ngoài ra, Đại sứ cũng chia sẻ các kinh nghiệm của Anh trong việc tôn trọng thượng tôn pháp luật, đặc biệt là công ước UNCLOS.

Theo Dantri

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực

Vào mùa xuân hàng năm, hội nghị thường niên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) được tổ chức tại tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc. Năm nay, chủ đề của diễn đàn là “châu Á và thế giới: Những thách thức chung, trách nhiệm chung”. Các chuyên gia nhận định đây là một chủ đề rất phù hợp với thời cuộc.

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực
Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I/2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015

Dữ liệu cho thấy các hoạt động mua bán và sáp nhập doanh nghiệp (M&A) được hỗ trợ bằng vốn cổ phần tư nhân (PE) ở châu Á dự kiến sẽ có giai đoạn đầu năm tồi tệ nhất trong gần một thập kỷ, do hoạt động giao dịch ở Trung Quốc tạm lắng và những bất ổn kinh tế, địa chính trị lan rộng hơn đã tác động đến tâm lý thị trường.

Giao dịch cổ phần tư nhân ở châu Á trong quý I 2024 giảm xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015
2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất

Trong bối cảnh lạm phát hạ nhiệt ở hầu hết các nền kinh tế, các nhà đầu tư đang theo dõi chặt chẽ những quyết định về lãi suất, và các thị trường kỳ vọng sẽ chứng kiến một loạt đợt cắt giảm lãi suất trong năm nay.

2024 sẽ là năm xoay trục cắt giảm lãi suất
Return to top