ClockThứ Ba, 16/06/2020 18:25

Chuyển hóa cơ hội và thách thức thành các động lực tăng trưởng

TTH.VN - Chiều 16/6, UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định chủ trì buổi họp thường tháng 6 kỳ nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế- xã hội 6 tháng đầu năm và nhiệm phụ phát triển kinh tế- xã hội 6 tháng cuối năm 2020.

Công bố lại các chương trình chính Festival Huế 2020Nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội sẽ được tổ chức trong 6 tháng cuối nămMiễn phí tham quan di sản trong những ngày Festival HuếCó gói kích cầu riêng biệt cho Festival Huế 2020

 

Tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp hoạt động ổn định

Tập trung sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế

Trong 6 tháng đầu năm 2020, đại dịch COVID-19 đã tác động, ảnh hưởng đến hầu hết các ngành, lĩnh vực, nhất là tác động trực tiếp đến du lịch, thương mại vận tải, xuất nhập khẩu… nhưng với sự đoàn kết, nỗ lực, phấn đấu và quyết tâm cao của các cấp, các ngành, địa phương và các tầng lớp Nhân dân, tỉnh vừa tập trung triển khai nghiêm túc, đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng, chống và kiểm soát dịch COVID-19 vừa tập trung chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội trên tất cả các ngành, lĩnh vực.

Theo cáo cáo của UBND tỉnh, tổng sản phẩm trong tỉnh - GRDP ước đạt 14.595 tỷ đồng, chiếm 43,56% kế hoạch, tăng 0,38% so với cùng kỳ; đạt ở mức trung bình so với các tỉnh/thành trong vùng duyên hải miền Trung. Tỉnh đã quyết liệt, thắt chặt quản lý các biện pháp thu, tiết kiệm trong chi thường xuyên.

Thu ngân sách nhà nước 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 3.512 tỷ đồng, bằng 46% dự toán và giảm 8,3% so với cùng kỳ năm trước; chi 6 tháng đầu năm 2020 ước đạt 3.847,3 tỷ đồng, bằng 32% dự toán, trong đó chi đầu tư 952,6 tỷ đồng, đạt 22,4% dự toán, chi thường xuyên 2.668,2 tỷ đồng, đạt 39,5% dự toán.

Tỉnh đã hỗ trợ chi trả phòng, chống dịch Covid-19 với số tiền 217,15 tỷ đồng, trong đó chi trả 44,15 tỷ đồng theo Nghị quyết số 37/NQ-CP của Chính phủ về một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch COVID-19 và tạm ứng ngân sách tỉnh 173 tỷ đồng để chi trả cho các đối tượng Người có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội theo Nghị quyết số 42 của Chính phủ.

Đáng chú ý, do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, lượng khách 6 tháng ước đạt khoảng 1.136,6 nghìn lượt, giảm 45,4% so với cùng kỳ. Khách lưu trú ước đạt 554,7 lượt, giảm 48,1%; trong đó, khách quốc tế 240,2 lượt; giảm 43,81%. Doanh thu từ du lịch ước đạt gần 2.478,9 tỷ đồng, giảm 41,2%; trong đó doanh thu doanh nghiệp du lịch 1.120 tỷ đồng, giảm 47%. Trước tình hình đó, để kịp thời hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho ngành du lịch, UBND tỉnh đã phê duyệt Đề án Phục hồi, kích cầu phát triển du lịch tỉnh (giai đoạn 2020-2021) và ban hành Kế hoạch Triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phục hồi, kích cầu phát triển du lịch năm 2020...

Tình hình thu hút đầu tư và phát triển doanh nghiệp được quan tâm chỉ đạo, đã cấp quyết định chủ trương đầu tư 11 dự án đầu tư mới  với tổng vốn đăng ký khoảng 3.800 tỷ đồng, trong đó có 4 dự án vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đăng ký 270 tỷ đồng (11,41 triệu USD). Đã điều chỉnh 16 dự án, trong đó 7 dự án giãn tiến độ, 3 dự án tăng vốn với vốn tăng thêm 184 tỷ đồng.

Cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng bền vững

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương phát biểu tại hội nghị

Tại hội nghị, các thành viên UBND tỉnh tập trung thảo luận, chỉ ra các mặt còn hạn chế cần sớm khắc phục để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Các ý kiến cho rằng, bên cạnh nguyên nhân khách quan do ảnh hưởng COVID-19 tác động đến việc phát triển các ngành, lĩnh vực của tỉnh thì vẫn còn một số tồn tại như chất lượng tham mưu trong công tác xúc tiến đầu tư, quản lý giám sát trong xây dựng, đất đai, đầu tư chưa cao đã làm ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư và thu hút đầu tư các dự án ngoài ngân sách. Công tác quy hoạch thiếu đồng bộ, chậm triển khai các các quy hoạch phân khu. Việc cung cấp các dịch vụ công trực tuyến ở cấp huyện, cấp xã chưa đạt hiệu quả, đặc biệt hạn chế về cơ sở vật chất và điều kiện làm việc tại bộ phận một cửa ở cấp xã vẫn chưa được khắc phục.

Kết luận tại buổi làm việc, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương cho rằng, mặc dù, đại dịch COVID-19 xảy ra với nhiều khó khăn thách thức, tuy nhiên, tỉnh đã thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, các giải pháp hỗ trợ sản xuất, thúc đẩy sản xuất, hỗ trợ người dân… Nhờ đó, có tác động tích cực đến với doanh nghiệp, người dân trong nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng xã hội phòng chống COVID-19, đặc biệt nổi bật trong việc đẩy mạnh ứng dụng CNTT, thông tin số trong lĩnh vực giáo dục (học online); y tế (toàn dân tuân thủ khai báo sức khỏe online); phương pháp làm việc (họp online); các dịch vụ kinh doanh online…

Trên cơ sở đánh giá kết quả thực hiện kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm, để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất, hoàn thành kế hoạch kinh tế - xã hội năm 2020, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đề nghị các cấp, các ngành cộng đồng trách nhiệm, tiếp tục tập trung cao độ, nỗ lực hơn nữa nhằm hoàn thành tốt nhất các mục tiêu đề ra.  Trong đó, cần xác định rõ các cơ hội và thách thức để đưa ra các giải pháp tận dụng, chuyển hóa cơ hội và thách thức thành các động lực tăng trưởng mới, thúc đẩy nhanh hơn quá trình đổi mới, cơ cấu lại nền kinh tế theo hướng bền vững.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, cần tập trung kích cầu thu hút khách du lịch; chuẩn bị tốt nhất cho Festival Huế 2020 diễn ra cuối tháng 8/2020; ưu tiên các giải pháp hỗ trợ sản xuất kinh doanh; rà soát lại cơ cấu đầu tư, ưu tiên đầu tư các dự án chuyển tiếp phát triển hạ tầng đẩy mạnh phát triển sản xuất và các dự án cấp thiết trong nguồn lực có hạn; tiếp tục quan tâm hỗ trợ các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn hoạt động ổn định, hiệu quả và hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà đầu tư đến nghiên cứu, khảo sát triển khai thực hiện các dự án; tăng cường công tác tuyên truyền các chính sách hỗ trợ đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp đến các cá nhân, doanh nghiệp, hợp tác xã... Cùng với đó, tập trung triển khai thực hiện Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị; xây dựng các quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top