ClockThứ Tư, 20/05/2015 10:09

Chuyện học tại các khu tái định cư

TTH - Được sống tại nơi ở mới, trẻ em các khu tái định cư (TĐC) có điều kiện hơn để học tập, sinh hoạt, nhưng vẫn có nhiều trẻ em vì những lý do khác nhau không được đến trường hay bỏ học giữa chừng.

Còn nhiều học sinh bỏ học

Số trẻ em ở TP Huế có hoàn cảnh khó khăn vẫn còn khá nhiều, trong đó có khoảng 503 trẻ em mồ côi thiếu sự chăm sóc, 274 trẻ em khuyết tật, tàn tật và 1.049 trẻ em sống trong các gia đình nghèo.
Lớp học của trẻ em khu TĐC tại Trường tiểu học số 1 Kim Long 
Theo bà Nguyễn Thị Thúy Hòa, Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh, trẻ em nghỉ học giữa chừng thường tập trung tại các khu TĐC. Nguyên nhân chính là do các em không nắm vững được những kiến thức cơ bản, không theo kịp bạn bè, lại che giấu sự yếu kém nên chán nản, không biết cách học; một phần do giáo viên và gia đình chưa quan tâm đúng mức, giúp đỡ kịp thời. Mặc dù biết nguyên nhân là vậy nhưng tìm giải pháp để khắc phục vẫn còn là nỗi trăn trở.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ em ở các khu TĐC không được đến trường. Ở độ tuổi của các em, gia đình và nhà trường chính là nơi nuôi dưỡng, giúp đỡ, tạo điều kiện để phát triển. Song, tại một số nơi, vì nhiều lý do dẫn đến sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường chưa tốt. Ông Nguyễn Đình Hát, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Hoàng (Kim Long, TP Huế) tâm sự: “Trường tập trung đông học sinh thuộc khu TĐC, các em còn nhiều thiếu thốn. Mặc dù những năm qua, các em được sự hỗ trợ rất lớn về vật chất lẫn tinh thần của các tổ chức và cá nhân, nhưng ý thức giáo dục con em của phụ huynh còn thấp. Đa số chưa xem trọng chuyện học của con em mình, đặc biệt là những phụ huynh có học sinh yếu kém. Đó cũng chính là nguyên nhân lớn dẫn đến học sinh bỏ học, lao động sớm. Về phần nhà trường, chúng tôi thường xuyên đến từng gia đình để vận động, nhưng việc phụ huynh mải miết với công việc dẫn đến nối liên lạc giữa nhà trường với phụ huynh nhạt dần, dẫn đến tương lai của các em bị ảnh hưởng”.
Cần sự phối hợp
Nhằm hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em đến trường, những năm qua, Hội Bảo về quyền trẻ em đã tổ chức nhiều hoạt động, chương trình dành cho trẻ em ở các khu TĐC. Nổi bật là chương trình bảo vệ và ngăn ngừa trẻ em bỏ học vì cộng đồng được triển khai thí điểm tại khu TĐC phường Kim Long (Tp Huế).
Bà Trần Thị Đào, Chi hội phó Chi hội Bảo vệ quyền trẻ em phường Kim Long cho biết: “Khu TĐC phường Kim Long là một trong những khu TĐC có số lượng dân cư đông đúc. Từ năm 1995, những cư dân vạn đò đầu tiên đặt chân đến đây sinh sống. Hiện nay, khu TĐC này có hơn 1.000 hộ dân. Đến vùng đất mới tuy được ổn định chỗ ở nhưng kế sinh nhai của người dân vẫn là nỗi trăn trở lớn, đó là nguyên nhân chính dẫn đến trẻ em tại đây chưa có điều kiện đến trường hoặc nghỉ học giữa chừng”.
Được đến trường, được sự giúp đỡ của Hội Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh, Chi hội Bảo vệ quyền trẻ em phường Kim Long được thành lập với mục đích tạo mọi điều kiện để trẻ em nghèo có cơ hội phát triển bình đẳng. Hiện, chi hội có 35 hội viên, phần lớn đều là những cán bộ cốt cán, tổ trưởng dân phố, chi hội trưởng chi hội phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh, thanh niên…Có 10 cộng tác viên của 6 khu vực tại khu TĐC là lực lượng thường xuyên gần gũi, hiểu rõ hoàn cảnh của từng gia đình, tâm tư, nguyện vọng của từng em, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng để có biện pháp giúp đỡ kịp thời. “Ngoài vận động, quyên góp vật chất, chi hội còn phối hợp với nhiều tổ chức tạo sân chơi lành mạnh cho trẻ em nghèo, vận động nhiều học sinh bỏ học quay lại lớp. Từ khi thành lập, chi hội vận động 98% học sinh quay trở lại lớp với gần 200 em. Nhằm xóa mù chữ cho các cháu, lớp tình thương duy trì hoạt động với số trẻ tham gia gần 30 em do cô Bạch Thị Ngọc Hạnh phụ trách”, bà Trần Thị Đào cho biết.
Chương trình bảo vệ và ngăn ngừa trẻ em bỏ học vì cộng đồng được triển khai tại khu TĐC phường Kim Long là một trong số ít các chương trình hiệu quả. Hiện, đa số trẻ em tại các khu TĐC thuộc vùng sâu, vùng xa vẫn còn gặp khó khăn. Bà Nguyễn Thị Thúy Hòa cho hay: “Nhằm hỗ trợ tốt nhất cho trẻ em, chúng tôi đã xây dựng được 3 chương trình lớn, gồm: Chương trình “đồng hành cùng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn”, chương trình bảo vệ và ngăn ngừa trẻ em bỏ học vì cộng đồng, chương trình tài chính xã hội. Vì nguồn nhân lực lẫn kinh phí còn hạn chế nên các chương trình này vẫn chưa được nhân rộng tại các khu TĐC thuộc vùng khó khăn. Mục tiêu hướng đến là nâng cao hơn nữa nhận thức của phụ huynh, xây dựng tốt mạng lưới cộng tác viên, mở nhiều hơn nữa các lớp giáo dục kỹ năng, tổ chức nhiều sân chơi cho trẻ em vùng khó. “Thực tế số trẻ em ở các khu TĐC chưa được đến trường hiện vẫn còn rất nhiều nhưng điều quan trọng là làm thế nào để tạo ra các phương án hiệu quả để giúp đỡ cho các em. Để làm được điều này cần có sự phối hợp giữa các cấp, ban ngành lien quan”. Bà Nguyễn Thị Thúy Hòa chia sẻ.
Bài, ảnh: Lê Thọ
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hợp tác để đào tạo nhân lực du lịch chất lượng

Sáng 20/4, Trường cao đẳng Du lịch Huế (thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) làm việc, trao đổi kinh nghiệm và tổ chức lễ ký kết thỏa thuận hợp tác với Trường cao đẳng Công nghệ cao Hà Nội và Trường đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh.

Hợp tác để đào tạo nhân lực du lịch chất lượng
“Làm gì cũng cần có sự chuẩn bị trước”

Đó là chia sẻ của ông Võ Quang Huệ, cố vấn cấp cao của Tập đoàn Vingroup đến sinh viên, giảng viên Đại học Huế trong buổi tọa đàm “Dặm đường tôi đi: Hành trình từ BMW, Bosch đến Vinfast” do Khoa Kỹ thuật và Công nghệ - Đại học Huế tổ chức sáng 19/4.

“Làm gì cũng cần có sự chuẩn bị trước”
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top