Thể thao Thể thao
Chuyển hướng ?
TTH - Thể Công, Cảng Sài Gòn, Công an TP. Hồ Chí Minh hay Hải Quan là những cái tên lừng lẫy một thời của bóng đá Việt. Nhưng khi bóng đá chuyển sang cơ chế chuyên nghiệp, thì những đội bóng này không còn tồn tại…
Sau khi từ bỏ sân chơi chuyên nghiệp, ngành thể thao của Quân đội và của TP. Hồ Chí Minh chuyển hướng sang đào tạo trẻ. Những danh thủ một thời của bóng đá Việt như Nguyễn Hồng Sơn, Thạch Bảo Khanh, Đặng Thanh Phương, Đặng Phương Nam (Thể Công) hay Trần Minh Chiến, Nguyễn Liêm Thanh, Hứa Hiền Vinh (TP. Hồ Chí Minh) trở thành những HLV cho những lứa cầu thủ năng khiếu của hai trung tâm bóng đá Viettel (Thể Công) và PVF (TP. Hồ Chí Minh).
Sau hơn 5 năm thành lập và hoạt động, đến bây giờ các cầu thủ của hai trung tâm này bắt đầu trưởng thành. Còn nhớ trận chung kết của giải bóng đá U17 quốc gia năm ngoái, chính hai đội bóng U17 của Viettel và PVF đã vượt qua các đối thủ sừng sỏ như SLNA, Bình Dương hay Hà Nội T&T để vào chơi trận chung kết…
Câu chuyện của hai lò đào tạo bóng đá trẻ ở hai đầu đất nước có lẽ cũng là một bài học cho bóng đá Huế. Năm 2015, bóng đá trẻ Thừa Thiên Huế có những bước đi ấn tượng với việc các đội bóng U13, U19 và U21 đều lọt vào vòng chung kết quốc gia. Điều này cho thấy Huế vẫn là vùng đất có nhiều tài năng bóng đá. Tuy nhiên, do điều kiện kinh phí nên các cầu thủ chỉ được ăn ở tập trung khi tham gia các giải thi đấu, khiến công tác đào tạo của các HLV gặp rất nhiều khó khăn.
Ông Đoàn Phùng, Trưởng đoàn bóng đá Huế khá tự tin khi nói về hệ thống đào tạo mà ông là “kiến trúc sư”: “Tôi chẳng mong ngóng gì ngày trở lại V-League cả nhưng hy vọng, từ cách đào tạo trẻ bài bản như thế này thì sẽ có ngày, một doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh và đam mê bóng đá tới gặp chúng tôi. Tôi lo xây chắc phần móng cho bóng đá Huế và chỉ chờ đối tác tài chính nữa thôi”.
Không chỉ ông Phùng mà tất cả các HLV của bóng đá trẻ Huế và ngay cả những người ngoài cuộc nhưng tâm huyết với bóng đá Cố đô đều canh cánh trong lòng câu chuyện là làm sao tìm được nguồn tài chính cho hệ thống đào tạo trẻ của bóng đá Huế.
Đầu tư tiền tỷ cho đội bóng hạng Nhất không có mục tiêu thăng hạng so với đầu tư mạnh mẽ cho các tuyến trẻ thì bên nào thiết thực hơn? Đã đến lúc bóng đá Huế cũng cần xem lại quy hoạch chiến lược của mình để chuyển hướng trở thành những trung tâm đào tạo như Viettel hay PVF.
Và khi phần móng đã chắc, lo chi không xây được những ngôi nhà đẹp…
Thanh Phi
- Sống lại khát vọng Thường Châu (28/05)
- Sân chơi lành mạnh cho công nhân viên chức - lao động Hương Thủy (28/05)
- 120 vận động viên tham gia Giải cầu lông, bóng bàn Đại hội Thể dục thể thao tỉnh (27/05)
- Huy chương SEA Games và đôi điều suy nghĩ (26/05)
- Tuyên dương các vận động viên, huấn luyện viên đạt thành tích xuất sắc tại SEA Games 31 (26/05)
- Trao tặng bộ dụng cụ tập thể dục ngoài trời tại Công viên Kim Long (25/05)
- Nhìn lại hành trình 17 ngày đáng nhớ của SEA Games 31 tại Việt Nam (24/05)
- Lễ Bế mạc SEA Games 31: Hội tụ để cùng ngân vang khúc ca chiến thắng (24/05)
-
Xác lập thế thượng phong
- Man City vô địch, Spurs dự Champions League, Burnley xuống hạng
- Chủ tịch nước và Thủ tướng biểu dương đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam
- SEA Games 31: Ấn định thời gian thi đấu bán kết môn bóng đá nữ
- Khoảng lặng
- Nhiều hy vọng vàng để củng cố ngôi đầu
- 124 vận động viên tham gia giải cầu lông huyện Phú Lộc
- SEA Games 31 ngày 10/5: Việt Nam chờ 'cơn mưa' huy chương Vàng
- Pháo thủ bỏ xa Tottenham trong cuộc đua Top 4
- Khai mạc giải bóng đá truyền thống học sinh THPT tỉnh Thừa Thiên Huế
-
Trao tặng bộ dụng cụ tập thể dục ngoài trời tại Công viên Kim Long
- Kỳ phùng địch thủ
- Lễ Bế mạc SEA Games 31: Hội tụ để cùng ngân vang khúc ca chiến thắng
- Xác lập thế thượng phong
- Bảng tổng sắp huy chương SEA Games 31 chung cuộc: Việt Nam lập kỷ lục
- Cúp vàng xứng đáng
- Cô gái Huế làm trọng tài ở SEA Games 31
- U23 Việt Nam đấu U23 Thái Lan: Bay lên, những chú Rồng Vàng!
- Nhìn lại hành trình 17 ngày đáng nhớ của SEA Games 31 tại Việt Nam
- Chủ tịch nước và Thủ tướng biểu dương đội tuyển bóng đá nữ Việt Nam