ClockThứ Bảy, 12/12/2015 15:35

Chuyện ở trạm xá thú y

TTH - Tôi vốn là người không ưa chó mèo. Bởi cái mùi quá ư đặc trưng của nó và lông chó khiến căn bệnh dị ứng dễ bị “kích động”.

Thế mà cách đây mấy hôm, một con chó nhỏ ở đâu bỗng chạy vào nhà. Dù đã xua đuổi nhiều lần nhưng nó cứ ngồi chồm hổm trước cánh cổng khóa chặt. Bất đắc dĩ, đành cho nó vào nhà. Một con chó đen, người đầy ghẻ, rụng hết lông. Nó có vẻ sợ sệt và biết thủ phận. Có lẽ cái vẻ bề ngoài tồi tệ ấy mà chủ cũ của nó đã tống khứ nó ra đường.

Cực chẳng đã, tôi mang bao tay, bịt khẩu trang và tắm cho nó. Thế nhưng những mụn ghẻ trên người vẫn cứ loang ra. Đang định tống nó ra đường thì một người quen mách nên đưa nó đến một trạm xá thú y ở khu vực nội thành Huế.
Khác với sự hình dung ban đầu, cái trạm xá thú y đơn sơ ấy thật thân thiện. Một bác sĩ và mấy sinh viên ân cần khám cho nó. Không cần mang bao tay, cũng chẳng e dè, họ sờ khám, thăm dò khắp mình mẩy chú chó con đầy ghẻ mà không một chút e ngại. Tôi ngạc nhiên hỏi: “Sao các bác không mang bao tay?”. Họ cười bảo, chúng tôi quen rồi. Với lại chó mèo nó cũng nhạy cảm lắm, thấy đôi bao tay trắng toát là sợ, không hợp tác.
Chú chó được chẩn bệnh và tiêm 3 mũi thuốc. Sau mỗi mũi tiêm, bác sĩ còn nhẹ nhàng day vào chỗ tiêm một lúc cho nó đỡ đau. Xong việc, tính tiền, bác sĩ không có tiền lẻ để trả lại, thế là bảo: “Khi nào chị đem đến tiêm lại lấy luôn cũng được”.
Hôm sau đến tái khám, bác sĩ đon đã chào từ ngoài cửa, bảo, nó sao rồi chị, có tiến triển tốt không? Rồi lại ân cần tiêm, xoa, vỗ về.
Sau 5 lần đến điều trị, thanh toán tiền, ngạc nhiên vì giá cả rất mềm, hỏi thì bác sĩ xởi lởi trải lòng: Thấy chị không thích chó mèo, thân phận chú chó cũng đáng thương nên phải lấy in ít thế này để chị còn đem nó đến chữa. Sợ chị bỏ nó thì tội.
Chuyện chỉ đơn giản có vậy nhưng tôi cứ suy nghĩ mãi về thái độ phục vụ của các bác sĩ, sinh viên thực tập ở cái trạm xá thú y nọ. Dù “bệnh nhân” chỉ là những con vật nhưng sao họ lại có thái độ phục vụ ân cần đến thế?. Và chính cái sự tử tế ấy lại đánh thức trong những con người đã một lần đến đây sự lạc quan, vui vẻ và tình yêu thương, chia sẻ.
Nhật Nguyên
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top