ClockThứ Sáu, 14/12/2018 14:02

Chuyện “thầm kín” của sinh viên: Trăn trở nhưng khó… gỡ

TTH - Nhu cầu được tư vấn, chia sẻ những vấn đề thầm kín về sức khỏe sinh sản, giới tính hay bệnh tật của sinh viên lớn, song việc hỗ trợ, tư vấn từ phía nhà trường còn những khó khăn.

Thủ tướng: Không để sinh viên phai nhạt lý tưởng cách mạng, sống thực dụngLàm thêm, bớt… họcƯơm tạo ý tưởng, phát triển dự án khởi nghiệp cho sinh viên

Các trường ĐH tổ chức khám sức khỏe đầu năm cho sinh viên

Ngại chia sẻ

Vừa qua, Trường đại học (ĐH) Ngoại ngữ, ĐH Huế tổ chức một số chương trình phổ biến kiến thức, kỹ năng về chăm sóc sức khỏe sinh sản, giới tính hay sức khỏe tâm lý, tâm thần… cho sinh viên. Đáng nói là, sinh viên ngại chia sẻ công khai nhưng phần tư vấn riêng lại có không ít trường hợp đăng ký.

ThS. Trần Quốc Chiến, Phó Giám đốc Trung tâm tư vấn và Hỗ trợ sinh viên Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Huế cho biết, 3 năm qua, khi triển khai các chương trình trên, đã phát hiện một số sinh viên mắc những triệu chứng tâm thần do căng thẳng, kịp thời chuyển đến bệnh viện điều trị sớm. Riêng những khúc mắc về tình cảm tồn tại không ít. Đáng lo là, số trường hợp phát hiện và giúp đỡ được chỉ là bề nổi của tảng băng, bởi vì đang thiếu những kênh hỗ trợ thật sự về vấn đề này. “Hầu hết đều muốn gặp riêng chuyên gia để chia sẻ, nhưng các hoạt động tư vấn trực tiếp tại trường không thường xuyên. Trong khi đó, những vấn đề thầm kín nếu không được giải quyết sẽ khá nguy hiểm. Những năm trước, từng xảy ra trường hợp sinh viên tự tử do gặp phải những vấn đề về tâm lý”, ông Chiến lo lắng.

Thực tế, không chỉ riêng Trường ĐH Ngoại ngữ mà đây là vấn đề trăn trở của nhiều trường, song rất khó giải quyết. Lâu nay, bộ phận tư vấn sinh viên chủ yếu hỗ trợ các vấn đề thủ tục hành chính hay tư vấn tuyển sinh trong khi bộ phận y tế chủ yếu chăm sóc sức khỏe ban đầu, sơ cứu. Những tư vấn về sức khỏe sinh sản, giới tính hay bệnh tật của sinh viên cần chuyên môn sâu trong khi nhân lực tại chỗ mỏng và chưa thể đáp ứng. Trái lại, không thể tuyển thêm biên chế đảm trách công việc này.

Việc phối hợp với chuyên gia bên ngoài còn khó khăn do thiếu cơ chế phối hợp. Đại diện của Trung tâm Tư vấn và Hỗ trợ sinh viên của một trường thuộc ĐH Huế giải thích, khó khăn ở chỗ định lượng, định tính để chi trả kinh phí phù hợp do sinh viên gặp riêng chuyên gia. Vì thế, ngoài các hoạt động phổ biến chung hay tư vấn tại trường (có cán bộ trường tham gia), vẫn chưa tạo được kênh riêng để hỗ trợ, giúp đỡ người học.

Tìm cơ chế phối hợp

Vấn đề vừa đề cập, cái khó nhất chưa hẳn là kinh phí. Theo anh Chiến, hằng năm vẫn có nguồn kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu cho sinh viên từ Bảo hiểm xã hội. Ngoài ra, trong trường hợp sinh viên có nhu cầu tư vấn, họ có thể bỏ ra một khoản chi phí để được đáp ứng.

“Tâm lý người Việt Nam vẫn còn rất ngại khi chia sẻ các vấn đề thầm kín, thậm chí sinh viên cũng rất ngại đến phòng khám sản phụ khoa để khám, nghe tư vấn hoặc điều trị khi gặp một vấn đề gì đó. Đây là thực trạng rất đáng trăn trở vì có thể để xảy ra những ảnh hướng đáng tiếc về sau”, TS.BS. Trương Thị Linh Giang, Bộ môn Phụ sản Trường ĐH Y dược, ĐH Huế cho biết.

Quan trọng là tìm cơ chế phối hợp giữa nhà trường và đơn vị y tế nếu muốn duy trì thường xuyên hoạt động hỗ trợ, tư vấn chuyên sâu cho sinh viên. Để định lượng, đơn vị chức năng của các trường có thể tạo kênh tiếp nhận thông tin dưới dạng giấu tên sinh viên rồi chuyển tiếp để chuyên gia tư vấn, hoặc tạo ra hình thức chuyên gia giải đáp qua mail, mạng xã hội như một cách định lượng để trả kinh phí.

TS.BS. Trương Thị Linh Giang, Bộ môn Phụ sản Trường ĐH Y dược, ĐH Huế cho rằng, đối với những vấn đề “thầm kín”, việc trực tiếp đi khám vẫn rất quan trọng. Có thể, tổ chức định kỳ tư vấn và khám ngay tại bệnh viện, bố trí vào những ngày cuối tuần để ít đông, đồng thời xếp lịch hợp lý để sinh viên dễ đăng ký và thoải mái chia sẻ những vấn đề bản thân gặp phải. Trong trường hợp này, sự phối hợp giữa nhà trường và đơn vị y tế không quá khó, cơ bản là thống nhất phương án hỗ trợ, giúp đỡ sinh viên.

Theo các chuyên gia, vẫn phải lưu ý, chú trọng các hoạt động phổ biến kiến thức, kỹ năng chung cho sinh viên. PGS.TS.BS. Lê Lam Hương, Bộ môn Phụ sản Trường ĐH Y dược, ĐH Huế cho rằng, hoạt động này cần được các trường tổ chức định kỳ. Thông tin trên mạng rất nhiều nên điều quan trọng là nội dung phổ biến cần phải chú trọng những vấn đề sinh viên quan tâm và dễ gặp phải nhất.

Về lâu dài, các trường cần có giải pháp đào tạo, tập huấn cho đội ngũ cán bộ y tế và tư vấn, hỗ trợ sinh viên để có thể tư vấn, chia sẻ cho người học những vấn đề cơ bản, nhanh và kịp thời. Ngoài ra, các trường có thể mở ra thêm những “đường dây nóng” hỗ trợ sinh viên thông qua các trang confessions trên mạng xã hội facebook. Hướng giải pháp này vừa đáp ứng mong muốn giữ bí mật của sinh viên, nhưng cũng có thể chia sẻ để nhiều sinh viên khác nắm bắt và xử lý những trường hợp tương tự.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
“Ngôi nhà 5.000 đồng”

Bằng việc huy động đóng góp của mỗi sinh viên chỉ 5.000 đồng và từ đó, “Ngôi nhà 5.000 đồng” đầu tiên đã được hình thành, giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vững niềm tin với giấc mơ đại học của mình.

“Ngôi nhà 5 000 đồng”
Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy
Return to top