ClockThứ Năm, 05/04/2018 08:45

Chuyện thăm Lào giờ mới kể

TTH - Ở Viêng Chăn mấy ngày, không nghe một tiếng còi cảnh sát. Mà ngày Tết, nhiều nơi đông nghịt người. Có bạn bảo Lào là đất Phật, nên con người hiền lành, tử tế…

Lào mong muốn Vinamilk mở rộng đầu tư dự án sữa

Buộc chỉ tay cầu phúc- một phong tục đẹp mỗi dịp tết của người Lào. Ảnh: DT

Anh chị em nhà văn Thừa Thiên Huế có đến bốn “đại sứ” thường trực tại Viêng Chăn luôn sẵn sàng làm “nội ứng”! Đó là… một nửa gia đình của nhà thơ Mai Văn Hoan đã thành dân cư Viêng Chăn mấy chục năm nay. Thứ hai là, nhà nghiên cứu Hoài Nguyên, nguyên là chí nguyện quân Việt Nam tại Lào từ thời chống Pháp, với công trình đồ sộ “Lào, Đất nước & Con người” được các nhà lãnh đạo Vương quốc Lào trân trọng. “Đại sứ” thứ ba là nhà văn Trần Công Tấn, cũng là chí nguyện quân Việt Nam tại Lào, hơn thế, là con nuôi của Chủ tịch Xuphanuvông, tuy ở TP. Hồ Chí Minh và đã qua tuổi bát tuần, nhưng nghe “đàn em” ở Huế bàn chuyện đi thăm Lào, vẫn sốt sắng tham gia. Người thứ tư là Phùng Đỗ Quyên, con gái nhà văn Phùng Quán, đã thành “Việt kiều” ở Viêng Chăn từ lâu, do phu quân là cán bộ văn hoá ở Lào… Chưa kể, nhà văn Nguyễn Khoa Bội Lan, người từng giúp làm báo Neo Lào Hắc Xạt thời chống Pháp, đã cho tôi “thăm” Lào tại … “Thôn Vĩ” với nhiều câu chuyện về cuộc chiến gian khổ trên đất Lào.

Lên xe từ Huế, chạy liền một mạch cả ngàn km, 8 giờ tối đến Viêng Chăn, đã có “đại sứ” thường trực là con trai nhà thơ Mai Văn Hoan đón ở khách sạn “Mina” trên đường Lanxang (có nghĩa là ngàn con voi). Cứ nghĩ những di tích thắng cảnh nổi tiếng ở Lào, như Tháp Luông, Khải Hoàn Môn, chùa Keo, vườn tượng Phật…, nếu chưa có điều kiện đến tận nơi thì bấm “Gu Gồ” là có đủ; nên lần trước, tôi mới chỉ kể chuyện anh chị em nhà văn Huế đến dự lễ “buộc chỉ tay” cầu phúc cho anh Chănthy - Chủ tịch Hội Nhà văn Lào - một lễ trọng đậm của dân gian, trong không khí ấm áp giản dị đầy tình nghĩa Việt- Lào, phải có … “duyên” mới được tham dự.

Nay lại tháng 4, lại gần Tết Bunpimày, xin kể tiếp chuyện thăm Lào; cũng chỉ kể những điều “bất ngờ” mà trên “Gu Gồ” không tìm thấy.  

***

“Dĩ thực vi tiên”, nên kể chuyện… ăn trước! Đi thăm đất nước Triệu Voi giữa ngày Tết mà có tối, cả đoàn xuýt phải nhịn đói. Hôm đó, do “ham chơi”, gần tối, chúng tôi trở lại khách sạn, đi tìm mãi khắp các phố Viêng Chăn, không có một cửa hàng ăn nào mở. Thì ra, bà con ở đây đóng cửa ăn Tết! Loanh quanh mãi mới tìm thấy một cửa hàng mà chủ nhân là người Việt Nam thương tình các nhà văn xứ Huế sang “ăn Tết” mà bụng đang sôi réo “biểu tình”, nên đã vui vẻ tiếp tục đỏ lửa.

Thật ra, chúng tôi bị đói là do vô ý quên tục lệ đóng quán ngày Tết của người Lào, chứ ở Viêng Chăn, anh em nhà văn Huế có mấy “cơ sở” như ở trên đã kể, nếu báo trước, đến giờ nào, ngày nào cũng được “bữa no”!

Trong mấy ngày ở Viêng Chăn, chúng tôi có dịp gặp gỡ người thân của nhà thơ Mai Văn Hoan ở ngay thủ đô Lào. Chính con trai của Mai Văn Hoan đã đặt khách sạn, lên chương trình tham quan cho chúng tôi và đãi đoàn bữa tiệc thú vị với bún, nem rán, chả, bánh cuốn.

Ở Viêng Chăn mấy ngày, không nghe một tiếng còi cảnh sát. Mà ngày Tết, nhiều nơi đông nghịt người. Có bạn bảo Lào là đất Phật, nên con người hiền lành, tử tế…Có lẽ chẳng nên “bình luận” thêm, tùy góc nhìn mà xét đoán sự “hơn thua”… Kể cũng đáng suy ngẫm khi gần đây, khi số liệu thống kê của WB và WEF cho thấy, Việt Nam và các doanh nghiệp Việt đã bị 2 nước láng giềng vượt lên về năng lực cạnh tranh, trình độ sản xuất…”.

Lại kể tiếp chuyện “vượt biên” trên đất Lào, để ai ít có dịp ra nước ngoài, có thể “kết hợp” đi Thái Lan. Ngày đó, anh em dự tính đi thăm chùa Salakeoku, nơi có vườn tượng nghe đâu còn vĩ đại hơn vườn tượng gần Viêng Chăn, nhưng xe đỗ chật cứng, khó chen vô; thế là bàn nhau, “dại chi” không tranh thủ qua đất Thái Lan để “khoe” là biết thêm một ngoại quốc. Tất cả ô-kê, chẳng ngại phiền hà phải qua cửa khẩu, đóng thêm dấu vào hộ chiếu. Xe liền chuyển hướng lên cầu Hữu Nghị, có dịp vượt sông Mê Kông. Đất Thái nghe đồn có lắm thứ hấp dẫn, chúng tôi chỉ “liếc qua” một chút nơi thị trấn giáp biên giới Lào, nên chẳng có chi nói nhiều; ấn tượng còn lại chỉ là cảnh dân Thái vui Tết, tắm, đùa giỡn dưới sông Mê Kông, đường cao tốc hai chiều quá “ngon lành”, thỉnh thoảng bên đường lại xuất hiện ảnh nhà vua Thái trong khung mạ vàng (khác với ở Lào là dựng song song cờ Lào và cờ búa liềm!).

Kể thêm một chuyện mà bây giờ, dù có đi thăm Lào lần nữa, chưa hẳn đã thực hiện được. Nhờ có anh Hoài Nguyên giới thiệu, tôi mới có dịp thăm bà Phương, quê ở Tuyên Hóa, Quảng Bình; thân phụ sang Lào làm thầu khoán, sinh bà tại Pắc-xế. Bà được kết nạp Đảng từ năm 1949, làm liên lạc cho nhiều cán bộ lãnh đạo ở Lào, từng sang Liên Khu 5, gặp chị Nguyễn Khoa Bội Lan từ hồi chống Pháp khi chị Bội Lan hoạt động ở đây. Bà đã được tặng Huân chương cao quý của Nhà nước Lào, cả giải thưởng văn học sông Mê Kông, với tập truyện về những chiến sĩ hoạt động ở Xiêng Khoảng và tập truyện cổ Lào (năm 2002 đã được NXB Thuận Hóa ấn hành)…

Chia tay với bà Phương, tôi bước ra phố xá rực rỡ ánh đèn, xuýt bị một tốp thanh niên đang chơi đùa té nước ướt hết.

Tết Bunpimày của Lào sắp đến!

Nguyễn Khắc Phê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc Tết Bunpimay

Nhân dịp Tết cổ truyền Bunpimay 2024 của nước CHDCND Lào, ngày 12/4, Đoàn công tác Ban chỉ đạo công tác biên giới tỉnh do ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn đã đến thăm, chúc Tết các đơn vị lực lượng vũ trang và Nhân dân khu vực biên giới tiếp giáp với tỉnh Thừa Thiên Huế thuộc 2 tỉnh Sê Kông và Salavan (Lào).

Lãnh đạo tỉnh thăm, chúc Tết Bunpimay
Thúc đẩy hợp tác với các doanh nghiệp Lào

Ngày 4/4, tại tỉnh Savannakhet – nước CHDCND Lào đã diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại và đầu tư Lào – Việt Nam. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế Phan Quý Phương dự và phát biểu tham luận tại hội nghị.

Thúc đẩy hợp tác với các doanh nghiệp Lào
Trung tướng Hà Thọ Bình thăm, tặng quà Thiếu tướng Nguyễn Văn Thu

Nhân chuẩn bị kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2024), chiều 2/4, đoàn công tác Bộ tư lệnh Quân khu 4 do Trung tướng Hà Thọ Bình, Phó Bí thư Đảng ủy, Tư lệnh Quân khu dẫn đầu đã đến thăm, tặng quà Thiếu tướng Nguyễn Văn Thu, Nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 4, cán bộ lão thành cách mạng, tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp.

Trung tướng Hà Thọ Bình thăm, tặng quà Thiếu tướng Nguyễn Văn Thu
Hợp tác quảng bá, xúc tiến đầu tư và phát triển du lịch với thành phố Cergy

Nội dung này được lãnh đạo thành phố Huế và Cergy (Cộng hòa Pháp) thảo luận tại buổi làm việc nhân chuyến công tác của đoàn đại biểu TP. Huế do UVTV, Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP. Huế Phan Thiên Định làm trưởng đoàn đến TP. Cergy từ ngày 28/2 đến ngày 4/3/2024. Cùng tham gia đoàn có lãnh đạo Trường ĐH Nghệ thuật Huế và một số giảng viên.

Hợp tác quảng bá, xúc tiến đầu tư và phát triển du lịch với thành phố Cergy
Return to top