ClockThứ Bảy, 02/06/2018 14:57

Chuyện từ chiếc xe gắn máy

TTH - Nouvo là xe gắn máy tay ga “thế hệ đầu”. Ở Huế thấy người dân chẳng còn mấy người sử dụng loại xe này. Đơn giản là vì nó không tiết kiệm xăng. Theo nhiều người sử dụng, khi xe đã cũ, đối với loại xe này, một lít xăng chỉ chạy được từ 20 – 25km, nghĩa là tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn khoảng vài mươi phần trăm so với nhiều dòng xe khác.

Từ nhược điểm như vậy nên ít người sử dụng. Do nhu cầu ít cùng với thị trường xe gắn máy quá phong phú nên loại xe Nouvo cũ được bán với giá rất rẻ, có khi chỉ vài triệu một chiếc xe cũ. Và nó được nhiều người kinh doanh du lịch mua về để cho thuê. Tất nhiên người cho thuê thì rất có lợi vì vốn đầu tư ít, nhanh thu hồi vốn. Nhưng người sử dụng (người thuê) thì lại chịu thiệt. Ở TP. Huế, khi đi trên đường, chúng ta dễ dàng bắt gặp nhiều du khách, đặc biệt là khách nước ngoài thường chạy các loại xe này để đi thăm quan các di tích.

Khi nêu vấn đề này sẽ có người đặt ra câu hỏi: đã thuê mướn là thỏa thuận, không ai bắt buộc ai. Cho nên người cho thuê không phải là người có lỗi. Xét về nguyên lý thỏa thuận thì đúng là như vậy. Nhưng khi chúng ta đặt ngược một câu hỏi như thế này thì chúng ta sẽ thấy phát sinh một vấn đề, người thuê xe chính là người bị “chèn ép”. Câu hỏi đó là: anh là một người đi du lịch, anh đến lưu trú trong một khách sạn, khi cần thuê một chiếc xe gắn máy để đi đây đi đó và các khách sạn cho thuê xe gắn máy chỉ sử dụng một loại xe này để cho thuê thì sự lựa chọn của khách sẽ như thế nào? Rõ ràng du khách ít có sự lựa chon. Sự không sòng phẳng, hay nói cách khác là sự “bất cân đối” của thị trường chính là ở điểm này – người sử dụng dịch vụ chỉ có một hoặc rất ít sự lựa chọn.

Một người thuê một chiếc xe gắn máy như vậy sử dụng trong một ngày, đi vài mươi cây số, chúng ta sẽ thấy sự thiệt hại là không đáng kể nên họ cũng dễ dàng chấp nhận. Nhưng nếu chúng ta làm một bài toán, ví dụ như ở một thành phố mỗi ngày có hàng trăm chiếc xe như vậy được cho thuê thì tổng thiệt hại cho du khách là một con số không hề nhỏ!?

Trong tất cả các loại dịch vụ, theo người viết, dịch vụ du lịch là một loại hình dịch vụ phải hướng đến sự sang trọng. Hơn thế nữa, người làm dịch vụ phải cung cấp cho du khách chất lượng sản phẩm ngày càng tốt hơn. Chính điều này mới xây dựng được thương hiệu du lịch của một vùng đất và ngày càng mang tính cạnh tranh. Nếu xét như vậy, rõ ràng chúng ta đã hướng đến chất lượng dịch vụ không tốt. Và như thế, về lâu dài nó sẽ kém tính cạnh tranh.

Chuyện cho thuê một chiếc xe gắn máy là chuyện nhỏ trong vô vàn dịch vụ du lịch - từ ăn ở, đi lại, thưởng thức… nên đôi khi chúng ta không quan tâm lắm đến những điều này. Nhưng cũng có thể, chính những điều “nhỏ nhặt” sẽ tạo ra những ấn tượng không tốt trong lòng du khách. Nhiều cái nhỏ không tốt có khi là những mầm mống phá hỏng đi cái đại cục.

Huế là một vùng đất du lịch. Mục tiêu phát triển du lịch, lấy du lịch làm đòn bẩy phát triển kinh tế vừa là cái trước mắt và cũng là mục tiêu lâu dài. Cho nên chúng ta cần quan tâm từ những cái nhỏ nhất để xây dựng thương hiệu du lịch cho Huế.

NGUYÊN LÊ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Loanh quanh chuyện tiền mừng tuổi

Chúng tôi có 2 cậu con trai. Việc làm gì với tiền mừng tuổi của các con chưa bao giờ là vấn đề cần thảo luận một cách nghiêm túc trong gia đình chúng tôi. Chúng tôi đơn giản rằng, tiền mừng tuổi con nhận được là của con và ba mẹ có trách nhiệm giữ giúp. Cách truyền thống là chúng tôi dồn 2 năm một lần, lập cho các con mỗi đứa một sổ tiết kiệm có ngày đáo hạn là sinh nhật của con để phân biệt, dù mẹ đứng tên. Nhưng năm nay, khi các con đều lần lượt lên 11 và 16 tuổi, lần đầu tiên vấn đề này chúng tôi đem ra hỏi các con một cách nghiêm túc. Cậu em thì đơn thuần: “Tùy ba mẹ!”, trong khi cậu anh chỉ im lặng và tủm tỉm cười.

Loanh quanh chuyện tiền mừng tuổi
Chuyện người đàn ông làm bánh Huế

Xưa nay chuyện bếp núc, nhất là làm các món bánh, mứt đòi hỏi đôi bàn tay mềm mại khéo léo nên đa phần do người phụ nữ đảm trách. Ấy thế nhưng lại có một chàng trai theo đuổi đam mê này, đó là Trần Thanh Quang, một nghệ nhân trẻ năm nay 45 tuổi, là chủ nhân một quán trà, bánh, mứt khá “chất” ở Huế.

Chuyện người đàn ông làm bánh Huế
Chuyện chiếc chìa khóa

Cậu bé điều khiển chiếc xe cup 50 vào cây xăng trên đường Phạm Văn Đồng, phường Vỹ Dạ (TP. Huế) để đổ xăng.

Chuyện chiếc chìa khóa

TIN MỚI

Return to top