ClockThứ Hai, 16/10/2017 08:35

Chuyển từ ứng phó sang phòng tránh

TTH - Thiệt hại do bão lụt gây ra là điều khó tránh khỏi. Các biện pháp phòng tránh, giảm nhẹ thiên tai đã được triển khai đồng bộ từ Trung ương đến cơ sở.

Tuy nhiên, mỗi trận bão lụt đi qua vẫn thường để lại những hậu quả hết sức nặng nề. Đều đáng nói ở đây có những thiệt hại mà người dân và chính quyền địa phương không lường hết. Trận mưa lũ hoành hành trong tuần qua ở các tỉnh miền núi phía bắc và bắc miền Trung, với nhiều bất ngờ khiến chúng ta phải suy ngẫm.

Đau lòng nhất là vụ trượt núi vùi lấp 4 ngôi nhà khiến 18 người thiệt mạng ở xóm Khanh, xã Phú Cường, huyện Tân Lạc (Hòa Bình). Hiện tượng trượt đất, sạt lở núi thì không bất ngờ; vấn đề ở đây là con số thiệt hại thương vong quá lớn, chưa từng xảy ra. Theo đánh giá, các tỉnh miền núi phía bắc có khoảng hơn 100.000 ngôi nhà nằm cheo leo dưới chân núi trong tình trạng phải sơ tán; Chính phủ đã có chủ trương phải sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm nhưng công tác này đang còn rất nhiều hạn chế. Đêm 9/10, một vụ trượt đất khác, với khối lượng lên đến 20.000m3 đã vùi lấp 6 toa tàu tại khu vực ga Lâm Giang (Yên Bái) và tuyến tỉnh lộ 164 chạy song song, khiến tuyến đường sắt Hà Nội-Lào Cai bị tê liệt nhiều ngày. Vụ việc khiến một lãnh đạo địa phương phải thốt lên, vụ sạt lở chưa từng có…

Một thiệt hại không lường khác là hơn 5.000 con lợn trong trang trại chăn nuôi của Công ty Thái Dương ở thị trấn Thống Nhất, huyện Yên Định (Thanh Hóa) bị chết do bị ngập nước lụt. Việc gia súc, gia cầm bị chết do bão lụt vẫn thường xảy ra nhưng thiệt hại với số lượng lớn tại một trang trại chăn nuôi có quy mô lớn là chưa từng xảy ra. Điều này đặt ra việc quy hoạch chuồng trại gắn với các biện pháp phòng tránh thiệt hại khi bão lụt xảy ra là hết sức cần thiết, trong xu hướng phát triển chăn nuôi quy mô lớn tại nhiều địa phương.

Nước lũ cũng đã cuốn phăng hàng trăm ngôi nhà, phá hỏng nhiều tuyến đê xung yếu, đường giao thông, gây ngập úng trên diện rộng. Có hơn 100 người chết và mất tích… Thiệt hại đã rồi, điều băn khoăn nhất của người dân và chính quyền các địa phương là sự không lường hết mức độ ảnh hưởng của nó. Ngay cả Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Trung ương vẫn thừa nhận, dự báo mưa đã khó, dự báo chính xác lượng mưa bao nhiêu lại càng khó hơn; không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới cũng vậy…

Điều đó cho thấy, việc chủ động phòng tránh, giảm nhẹ thiệt hại thiên tai là hết sức cần thiết. Đó là các mô hình nhà ở an toàn, khu vực sản xuất kinh doanh thích ứng với địa bàn thường xảy ra bão lụt cũng như các kết cấu hạ tầng giao thông, đê điều… được đảm bảo. Tại Hội nghị về Quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp và Tăng cường khả năng chống chịu nông nghiệp với biến đổi khí hậu ở Việt Nam, được tổ chức tại Hà Nội cuối tuần qua, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng khẳng định, Việt Nam đã nỗ lực không ngừng trong phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, từng bước chuyển nhận thức và hành động từ ứng phó sang chủ động phòng tránh và tiến tới quản lý rủi ro thiên tai…

Đây cũng là thông điệp trong phòng chống và giảm nhẹ thiên tai, đòi hỏi một nỗ lực rất lớn cả nhận thức và hành động của các cấp chính quyền và người dân; trong đó, có Thừa Thiên Huế chúng ta, một địa phương có địa hình và kiểu thời tiết tương đồng với các tỉnh vừa mới chịu thiệt hại, thường gánh chịu bão lụt hàng năm.

Đặng Thành

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng phó hạn, mặn

Diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng dự báo gay gắt kéo dài khiến nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp và xâm nhập mặn.

Ứng phó hạn, mặn
Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng

Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Lê Ngọc Tuấn trao đổi, mùa nắng nóng được dự báo bắt đầu từ những ngày cuối tháng 3 này. Cơ quan khí tượng thủy văn cảnh báo nắng nóng diễn ra gay gắt, diễn biến phức tạp khiến rủi ro, nguy cơ cháy rừng cấp độ cao. Hầu hết các cánh rừng trên địa bàn tỉnh, nhất là rừng thông cảnh quan, đặc dụng, rừng phòng hộ, keo tràm, kể cả dương liễu vùng cát đều có nguy cơ cháy.

Chủ động ứng phó nguy cơ cháy rừng
Khảo sát khu vực diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu

Ngày 7/3, Đoàn công tác của tỉnh do Thượng tá Phan Thắng, Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh làm trưởng đoàn đã khảo sát, xác định các khu vực diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu cấp khu vực tại tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2024.

Khảo sát khu vực diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu
Ứng phó nguy cơ dịch cúm gia cầm

TS. Nguyễn Văn Hưng, Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh cảnh báo, trên địa bàn tỉnh hiện nay có nhiều nguy cơ xảy ra dịch cúm gia cầm (DCGC) nếu chủ quản, thiếu chủ động trong triển khai các biện pháp ứng phó.

Ứng phó nguy cơ dịch cúm gia cầm
Return to top