Thế giới

CNBC: Nhiều kỳ vọng tại Hội nghị thượng đỉnh G20

ClockThứ Hai, 14/11/2022 15:40
TTH.VN - Các nhà lãnh đạo thế giới sẽ bắt đầu một hội nghị thượng đỉnh vào ngày mai (15/11) tại hòn đảo nghỉ mát Bali của Indonesia, trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu vật lộn với một cuộc suy thoái đang cận kề, những đợt tăng lãi suất lớn của các ngân hàng trung ương và tỷ lệ lạm phát cao lịch sử.

Tham dự các Hội nghị Cấp cao ASEAN, Mỹ cho thấy cam kết đối với khu vựcNhà Trắng: Tổng thống Mỹ sẽ gặp Chủ tịch Trung Quốc bên lề G20

Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay sẽ được tổ chức tại đảo Bali (Indonesia) trong 2 ngày 15 - 16/11. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

Bên cạnh đó, hội nghị thường niên của các nhà lãnh đạo từ những nền kinh tế lớn trên thế giới, được gọi là Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), cũng diễn ra giữa lúc cuộc xung đột Nga - Ukraine kéo dài, và quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc vẫn căng thẳng.

Đáng chú ý, sự kiện nhóm họp của các quan chức lần này đại diện cho hơn 80% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) toàn cầu, và 75% kim ngạch xuất khẩu trên toàn thế giới. Đây là lần thứ 17 hội nghị thượng đỉnh được tổ chức, kể từ khi nền tảng này được xây dựng sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1999, với tư cách là cuộc họp dành cho các quan chức Bộ Tài chính và các lãnh đạo ngân hàng trung ương.

19 quốc gia và 1 khu vực kinh tế là Liên minh châu Âu (EU) sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay, sự kiện dự kiến được tổ chức từ ngày 15 - 16/11.

Theo Tạp chí CNBC, hội nghị diễn ra khi phần lớn thế giới mở cửa trở lại biên giới và gỡ bỏ các biện pháp hạn chế liên quan đến đại dịch COVID-19, bước vào thời kỳ hậu đại dịch với chủ đề "Cùng nhau phục hồi, phục hồi mạnh mẽ hơn".

Trong một tuyên bố được đưa ra trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G20, Indonesia, nước Chủ tịch G20 năm nay cho biết, các quốc gia thành viên đã nhất trí rằng, kích thích chính sách cần phải được rút lại một cách thích hợp trong quá trình phục hồi. Trong khi đó, tác động tiềm tàng, kéo dài hơn từ đại dịch COVID-19 đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ là một chủ đề chính của các cuộc họp diễn ra trong tháng 11 này.

“Những rủi ro bắt nguồn từ tình trạng gián đoạn nguồn cung, lạm phát gia tăng và đầu tư yếu là 3 rủi ro hàng đầu sẽ được giải quyết khẩn cấp, liên quan đến vết sẹo do đại dịch gây ra”, tuyên bố trên nói thêm; đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết của quan hệ hợp tác toàn cầu, bao gồm cả việc dần mở cửa trở lại các biên giới để hỗ trợ cho sự phục hồi của thương mại.

Thanh Ngân (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF):
Lạm phát tiếp tục giảm trong năm 2024, nhưng chưa hoàn toàn bị đánh bại

Lạm phát đang giảm nhanh hơn dự kiến nhưng vẫn chưa bị đánh bại hoàn toàn, Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) Kristalina Georgieva ngày 11/4 cho biết; đồng thời kêu gọi các ngân hàng trung ương điều chỉnh một cách cẩn thận các quyết định về cắt giảm lãi suất dựa trên các dữ liệu sắp tới.

Lạm phát tiếp tục giảm trong năm 2024, nhưng chưa hoàn toàn bị đánh bại
Nhiều công ty lớn kỳ vọng vào bước đột phá trong tái chế nhựa

Đến năm 2025, tập đoàn thực phẩm và đồ uống lớn nhất toàn cầu Nestle cam kết sẽ không sử dụng bất kỳ loại nhựa nào không thể tái chế trong các sản phẩm của hãng. Cùng năm đó, hãng mỹ phẩm hàng đầu thế giới L'Oreal cho biết tất cả bao bì của họ sẽ “có thể tái sử dụng, tái chế hoặc có thể phân hủy”.

Nhiều công ty lớn kỳ vọng vào bước đột phá trong tái chế nhựa
Return to top