ClockThứ Bảy, 01/12/2018 12:51
GIẢM BẠO LỰC GIA ĐÌNH:

Cơ bản vẫn là thay đổi nhận thức và hành vi

TTH - Theo thống kê của Sở Văn hóa và Thể thao, 10 năm qua, toàn tỉnh có 3.065 vụ BLGĐ, chủ yếu là bạo lực tinh thần, thân thể. Nông thôn là địa bàn thường xuyên diễn ra BLGĐ, đối tượng bị bạo lực chủ yếu là nữ giới (gần 90%). Lực lượng công an các cấp đã khởi tố 34 vụ, 38 đối tượng liên quan đến BLGĐ.

Bạo lực gia đình có chiều hướng giảmPhát động tháng hành động vì bình đẳng giới năm 2018Bạo lực gia đình là nguồn cơn của bạo lực học đườngĐẩy lùi bạo lực, xây dựng gia đình hạnh phúcKhó kiểm soát bạo lực gia đìnhLan tỏa các mô hình về phòng chống bạo lực gia đình

Tiểu phẩm tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình tại Hội thi Gia đình hạnh phúc do Sở Văn hóa và Thể thao tổ chức

Giảm số vụ bạo lực

Theo ông Phan Tiến Dũng, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao, BLGĐ không chỉ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến thể chất, tinh thần của phụ nữ, trẻ em, của chính người gây ra bạo lực và thành viên khác trong gia đình, mà còn gây tổn hại về kinh tế và an ninh xã hội. Điều quan trọng là tác động trực tiếp đến trẻ em, trở thành một trong những nguyên nhân của tình trạng trẻ em làm trái pháp luật.

Trước thời điểm ban hành Luật Phòng, chống BLGĐ, hành lang pháp lý để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nạn nhân BLGĐ chưa vững chắc. Do đó,  BLGĐ chưa thật sự được quan tâm, lên án. Ông Hồ Quang Thiện, Phó Trưởng phòng Văn hóa – Thông tin TP. Huế cho rằng: “Trước đây, đa số người dân nhầm lẫn giữa BLGĐ với những mâu thuẫn thường gặp trong đời sống gia đình. Chính vì BLGĐ chưa được phát hiện và ngăn chặn kịp thời nên trách nhiệm của cá nhân, gia đình, cơ quan, tổ chức trong công tác phòng, chống chưa được thể hiện đúng chức năng”.

Từ khi luật ra đời, không chỉ bảo vệ nạn nhân bị bạo hành mà còn điều chỉnh trực tiếp quyền và nghĩa vụ của các thành viên trong gia đình, nâng cao vai trò của chính quyền cấp cơ sở và các đoàn thể trong việc phát hiện, ngăn chặn, đẩy lùi BLGĐ. Nhiều vụ việc được phát hiện, tố giác, xử lý kịp thời, góp phần nâng cao nhận thức của người dân về quyền, nghĩa vụ của mình trong phòng, chống BLGĐ.

Nhằm nâng cao hiệu quả của việc thi hành Luật Phòng, chống BLGĐ, các mô hình phòng, chống BLGĐ ra đời. Ở TP. Huế, nhiều mô hình CLB, như: nhóm phòng, chống BLGĐ, CLB Gia đình phát triển bền vững, CLB Xây dựng gia đình hạnh phúc, CLB Tình chị em, CLB Nông dân xây dựng nếp sống văn minh đô thị... được triển khai hiệu quả và đều khắp, phát huy được vai trò trong việc tuyên truyền, can thiệp, hỗ trợ, hòa giải kịp thời khi có vụ việc xảy ra. Trước đây, các mô hình phòng, chống BLGĐ chủ yếu chỉ có nữ giới là thành viên thì nay đã thu hút đông đảo nam giới tham gia. Thông qua các buổi sinh hoạt, nam giới đã hiểu rõ được những hậu quả và tổn thất của BLGĐ đối với đời sống vật chất và tinh thần của các thành viên trong gia đình.

 BLGĐ đang có chiều hướng giảm, từ năm 2009 đến cuối năm 2017 giảm 63% số vụ bạo lực. Tỷ lệ nạn nhân được tư vấn về pháp lý và sức khỏe đạt 85%, nạn nhân được hỗ trợ và chăm sóc tại các cơ sở trợ giúp là 70%. Tỷ lệ ly hôn do BLGĐ được hạn chế.

Thay đổi nhận thức

Công tác phòng, chống BLGĐ thời gian qua vẫn còn nhiều khó khăn, hạn chế. Các vụ việc liên quan đến BLGĐ khi đưa đến tòa án các cấp thường đã ở mức trầm trọng, khó hòa giải. Cán bộ làm công tác gia đình ở địa phương còn thiếu, chủ yếu là hoạt động kiêm nhiệm nên gặp khó khăn trong việc tham mưu, giám sát hoạt động các câu lạc bộ tại cơ sở. Công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp còn thiếu đồng bộ. Các biện pháp cưỡng chế hành chính đối với người gây BLGĐ thiếu kiên quyết, chưa thực thi đúng pháp luật.

Mặc dù các cơ quan, tổ chức ở địa phương có nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền về phòng chống BLGĐ, cũng như thực hiện các biện pháp hòa giải, xử lý vi phạm nhưng năng lực về tuyên truyền, vận động của đội ngũ cán bộ cơ sở vẫn còn hạn chế. Thực tế này đòi hỏi cần tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, kiến thức, nghiệp vụ về phòng, chống BLGĐ, như: kỹ năng thu thập, điều tra, xử lý thông tin, kỹ năng tư vấn, hòa giải mâu thuẫn… cho đội ngũ làm công tác gia đình tại cơ sở.

Theo Đại tá Đặng Ngọc Sơn, Phó Giám đốc Công an tỉnh, cần tăng cường công tác tuyên truyền để mọi người hiểu, tự điều chỉnh hành vi, tránh vi phạm pháp luật. Thực tế, sự bất bình đẳng giới vẫn còn in sâu, cộng với thiếu hiểu biết pháp luật nên ở nhiều gia đình, chồng tự cho mình được quyền hành hạ vợ, cha mẹ được hành hạ con... Quan niệm này đã làm cho bạo lực trong gia đình gia tăng.

Ông Hồ Quang Thiện cho hay, để BLGĐ không còn là nỗi ám ảnh, mỗi thành viên trong gia đình phải là hạt nhân thực hiện trách nhiệm trong phòng, chống BLGĐ, mạnh dạn tố giác các hành vi bạo lực, xây dựng môi trường thân thiện, đầy ắp yêu thương và chia sẻ để giữ gìn hạnh phúc. Bên cạnh đó, cần có sự hợp tác và phối hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đoàn thể ở cơ sở và người dân, đặc biệt là các chi hội phụ nữ nhằm hỗ trợ và bảo vệ các nạn nhân.

Bài, ảnh: Minh Hiền

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nghĩ về hạnh phúc

Trước đây, có thời gian kéo dài hàng năm trời, chị là nô lệ của thói quen xem lén điện thoại của chồng, bắt đầu từ khi chị bắt gặp anh nhắn tin thân mật với một nữ đồng nghiệp.

Nghĩ về hạnh phúc
Bâng khuâng tháng Ba

Khi những cánh hoa đào vừa kịp rụng, rũ bỏ hết hương xuân còn bịn rịn, từng chùm quả nhỏ li ti bắt đầu có hình hài, cũng là lúc tháng Ba ngập ngừng về qua ngõ. Không ồn ào, không rộn rã, cứ thế mà nhẹ nhàng bước sang.

Bâng khuâng tháng Ba
Ngày quốc tế hạnh phúc (20/3): Hạnh phúc cho mọi người

Hạnh phúc là cảm giác của mỗi người, hài lòng với mọi thứ xung quanh. Mưu cầu hạnh phúc là quyền cơ bản của con người, nhưng hạnh phúc của mỗi người phụ thuộc vào môi trường xung quanh, và mỗi cá nhân đóng góp cho hạnh phúc chung của nhân loại cũng là đem lại hạnh phúc cho chính bản thân mình.

Ngày quốc tế hạnh phúc 20 3  Hạnh phúc cho mọi người
“Hạnh phúc cho em”

Sáng 16/3, hàng trăm phụ huynh và học sinh đã tham dự những hoạt động ý nghĩa trong chương trình “Hạnh phúc cho em” do Hội Bảo vệ Quyền trẻ em (BVQTE) tỉnh cùng Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp tổ chức.

“Hạnh phúc cho em”
Hạnh phúc khi đến với người nghèo

Ngoài 70 tuổi, bà Hồ Thị Châu, hội viên phụ nữ phường Xuân Phú, TP. Huế tự nhận mình là người hạnh phúc. Trên chiếc xe máy, ngày ngày bà vẫn miệt mài đi tìm và đến với người nghèo. Hơn 20 năm, bà vẫn muốn làm công việc thiện nguyện theo bà từ thời con gái. Bà Châu cũng là gương mặt phụ nữ tiêu biểu vì cộng đồng được Hội LHPN tỉnh tuyên dương năm 2023.

Hạnh phúc khi đến với người nghèo
Return to top