ClockThứ Năm, 20/02/2020 17:51

Cơ cấu lại thị trường

TTH - Tái cơ cấu lại thị trường là vấn đề được đặt ra từ lâu đối với nền kinh tế nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, với nhiều khó khăn nội tại, quá trình này diễn ra còn chậm và ngày càng bộc lộ bất cập.

COVID-19 có thể làm thế giới thiệt hại 1,1 nghìn tỉ USD nếu thành đại dịchTrung Quốc giảm 100 triệu tấn khí thải trong dịch COVID-19Hương Thủy có thêm nhiều phương án ngăn ngừa COVID-19Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN nhất trí hợp tác chống dịch COVID-19Thiếu “bàn tay” điều tiết, quản lý giá cả trong dịch Covid-19

Mới chỉ hơn 2 tháng bùng phát, dịch COVID- 19 tác động tiêu cực đến rất nhiều lĩnh vực kinh tế - xã hội, đời sống không chỉ tại Trung Quốc mà ảnh hưởng đến nhiều quốc gia. Với Việt Nam, tác động này càng rõ hơn khi Trung Quốc là thị trường chiếm tỷ trọng lớn ở cả hai chiều xuất và nhập khẩu.

Theo một báo cáo đánh giá tác động của dịch COVID-19 của Công ty chứng khoán SSI (HQ Onlines), dự báo có 9 ngành sẽ chịu tác động tiêu cực của dịch COVID-19 là dệt may, bán lẻ, thủy sản, bia, dầu khí, chứng khoán, cảng biển – vận chuyển, dịch vụ sân bay và hàng không. Trong khi đó, SSI đánh giá có 4 ngành có thể được hưởng lợi từ dịch COVID-19 là dược phẩm, công nghệ thông tin, điện và nước...

Với Thừa Thiên Huế, những tác động của dịch COVID-19 cũng đã được nhận diện. Tại hội nghị bàn giải pháp khôi phục và thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn trong và sau dịch COVID-19, do UBND tỉnh tổ chức ngày 20/2, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Đại Vui cho biết, trên địa bàn tỉnh, dịch COVID-19 đã ảnh hưởng tới hầu hết các ngành, lĩnh vực, đáng chú ý là các hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực du lịch, thương mại vận tải, xuất nhập khẩu...

Những tác động tiêu cực này được cụ thể qua những con số: Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 2/2020 giảm 39,2% so với thực hiện tháng 1/2020 và giảm 12,89% so với cùng kỳ. Lượng khách quốc tế giảm mạnh, nhất là thị trường Hàn Quốc (giảm 72,5%), Trung Quốc (giảm 87,2%)… Một số dự án có sử dụng công nghệ máy móc thiết bị, chuyên gia và nhà đầu tư của Trung Quốc bị ảnh hưởng đến tình hình và tiến độ triển khai.

Trong thời điểm khó khăn này, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam và Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định bảo hộ đầu tư (EVIPA) vừa được Nghị viện châu Âu bỏ phiếu thông qua ngày 12/2, có khả năng sẽ được hai bên phê chuẩn và có hiệu lực ngay trong nửa đầu năm 2020, được các doanh nghiệp hồ hởi đón nhận. Theo đó, ngay khi hiệp định có hiệu lực, EU dỡ bỏ 85,6% số dòng thuế, mở ra cơ hội lớn cho hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào thị trường giàu tiềm năng này.

Theo các chuyên gia, mặt hàng chủ lực của Việt Nam xuất khẩu sang EU là giày dép, dệt may, thủy sản, nông sản… Đây cũng là các mặt hàng có thế mạnh của Thừa Thiên Huế.

Trong “nguy” có “cơ”, trong rủi có may. Với tác động cả tích cực và tiêu cực trên, là cơ hội tốt để các doanh nghiệp nhận diện chính mình, mạnh dạn tái cơ cấu lại thị trường, tránh để tổn thương khi quá lệ thuộc vào một vài thị trường như nông sản, thủy sản xuất sang Trung Quốc hiện nay. Đơn cử như xuất khẩu dăm gỗ sang Trung Quốc, do ảnh hưởng dịch COVID-19 giảm mạnh, nhưng lại là cơ hội để các doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư máy móc để sản xuất ván nhân tạo, MDF, tạo giá trị gia tăng cao thay thế xuất khẩu dăm gỗ mang lại giá trị không cao, phát triển vốn rừng thiếu bền vững…

Để giải bài toán này, ngoài định hướng, sự hỗ trợ của Nhà nước thì chính các hiệp hội ngành nghề, các doanh nghiệp cần có sự chuyển động thực sự, từ đổi mới tư duy, xây dựng chuỗi liên kết, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo chuẩn quốc tế… đến đổi mới công nghệ, trang thiết bị, tăng cường chế biến sâu để đáp ứng yêu cầu cao của thị trường EU. Trong đó, vấn đề truy xuất nguồn gốc là yêu cầu bắt buộc. Nếu không đáp ứng được yêu cầu trên thì cơ hội mãi chỉ là cơ hội và các doanh nghiệp Việt có thể thua ngay trên sân nhà, khi Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại thế hệ mới…

Hoàng Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí

Nguồn thu của các tòa soạn báo (kinh tế báo chí) hiện đang sụt giảm nghiêm trọng nên đã đến lúc cần thay đổi nội dung, hình thức truyền tải đến độc giả. Việc thay đổi phải linh hoạt theo từng tòa soạn nhằm mục đích kéo nhiều độc giả đến với mình, vì chỉ khi có độc giả thì sẽ có nguồn thu trở lại.

Đa dạng nội dung, hình thức truyền tải để phát triển kinh tế báo chí
Khai thác thị trường xuất khẩu rau, quả khu vực châu Á

Thị trường châu Á, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á và Trung Đông còn rất nhiều dư địa cho xuất khẩu rau, quả Việt Nam. Để nâng cao hiệu quả xuất khẩu, các doanh nghiệp Việt cần chủ động tìm hiểu nhu cầu, tiêu chuẩn của các thị trường và đảm bảo nguồn cung chất lượng.

Khai thác thị trường xuất khẩu rau, quả khu vực châu Á
Return to top