ClockThứ Tư, 20/10/2021 05:54

Cơ chế, chính sách đặc thù là tiền đề thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị

TTH - Hôm nay (20/10), Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021- 2026 chính thức khai mạc tại Thủ đô Hà Nội. Trả lời phỏng vấn Báo Thừa Thiên Huế trước kỳ họp, UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu khẳng định, cơ chế, chính sách đặc thù là cần thiết và là tiền đề để thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị.

Tạo sự đồng thuận cao trong xã hội để phát triển bền vữngƯu tiên nào cho hướng mở rộng thành phố Huế?Vừa bảo tồn giá trị lịch sử, vừa phù hợp với xu thế phát triển

UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu

Về chương trình, nội dung kỳ họp, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu cho biết:

Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV sẽ xem xét các báo cáo về: Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021; quyết định kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022, dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2022. Kỳ họp này cũng xem xét, cho ý kiến 5 dự án luật; xem xét thông qua 2 dự án Luật và 3 dự thảo Nghị quyết; đồng thời, tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn, giám sát và các vấn đề quan trọng khác.

Thưa ông, để chuẩn bị cho kỳ họp thứ 2, Đoàn ĐBQH tỉnh đã có những hoạt động gì?

Trước tình hình diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, Đoàn ĐBQH tỉnh đã xây dựng kế hoạch tiếp xúc cử tri tại các huyện, thị xã, thành phố Huế phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Đoàn ĐBQH tỉnh đã báo cáo tổng hợp các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo đúng thời gian quy định.

Đồng thời, xây dựng lịch tiếp công dân định kỳ những tháng cuối năm 2021. Đến nay, Đoàn đã tổ chức được 3 buổi cho các ĐBQH tỉnh tiếp công dân tại Trụ sở tiếp công dân tỉnh và UBND TP. Huế; cho ý kiến về nhận xét đánh giá việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV. Bên cạnh đó, Đoàn ĐBQH tiếp nhận 21 đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến Đoàn ĐBQH tỉnh từ sau kỳ họp thứ nhất đến cuối tháng 9/2021, đã tiến hành chuyển các cơ quan chức năng xem xét, giải quyết 4 đơn và lưu theo dõi 17 đơn.

Về công tác xây dựng pháp luật, Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức lấy ý kiến đối với các cơ quan, tổ chức liên quan đến các dự án luật; đồng thời tổ chức Hội nghị lấy ý kiến một số dự án luật được dư luận xã hội quan tâm như: Luật Cảnh sát cơ động, Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi), Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Bộ luật Tố tụng hình sự... để tổng hợp tham gia góp ý tại kỳ họp thứ 2.

Để có cơ sở giúp ĐBQH, Đoàn ĐBQH tỉnh xem xét, tham gia ý kiến và quyết định các nội dung quan trọng tại kỳ họp, Đoàn đã tiến hành khảo sát để nắm tình hình, kết quả việc thực hiện các quy định của pháp luật, các chương trình, dự án của tỉnh và của các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan đến nội dung chương trình kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Thời gian qua, cùng với Nghị quyết, Chương trình hành động của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh trong việc thực hiện Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị, Đoàn ĐBQH tỉnh đã phối hợp chặt chẽ trong việc trình các chương trình, đề án, dự án lớn của tỉnh; đặc biệt là Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế để Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 2 này.

Diện mạo đô thị Huế ngày càng khang trang. Ảnh: Nguyễn Phong

Nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế sẽ được trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp này. Ông kỳ vọng gì vào việc Quốc hội sẽ thông qua nghị quyết về cơ chế, chính sách đặc thù này?

Tại Tờ trình số 428/TTr-CP, ngày 19/10/2021 của Chính phủ về Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế; có thể nói là một nội dung quan trọng, là tiền đề để tỉnh thực hiện thắng lợi Nghị quyết 54.

Thứ nhất, phí tham quan di tích: Ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế được hưởng toàn bộ để thực hiện đầu tư trùng tu di tích lịch sử - văn hóa.

Thứ hai, Quỹ bảo tồn di sản Huế: Cho phép huy động vốn đầu tư của khu vực kinh tế tư nhân và nguồn hỗ trợ từ ngân sách của các tỉnh, thành phố muốn đóng góp tài chính để phục vụ công tác trùng tu, bảo tồn các di tích trên địa bàn tỉnh.

Thứ ba, về quy định mức dư nợ vay: Đề xuất mức dư nợ vay tối đa là 40% sẽ giúp địa phương đảm bảo trần vay nợ để triển khai các dự án đã và đang thực hiện; chủ động cân đối nguồn lực trong kế hoạch đầu tư công.

Thứ tư, về định mức phân bổ chi thường xuyên: Tỉnh Thừa Thiên Huế được phân bổ thêm 45% theo tỷ lệ phần trăm (%) số chi tính theo định mức dân số khi xây dựng định mức chi thường xuyên ngân sách Nhà nước năm 2022 và trong thời gian thực hiện Nghị quyết này.

Thứ năm, hằng năm, ngân sách Trung ương bổ sung có mục tiêu cho tỉnh Thừa Thiên Huế không quá 70% số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu của hàng hóa xuất, nhập khẩu so với dự toán Thủ tướng Chính phủ giao (không bao gồm thuế giá trị gia tăng của hàng hóa nhập khẩu), nhưng không vượt quá tổng số tăng thu từ hoạt động xuất, nhập khẩu so với thực hiện thu năm trước và ngân sách Trung ương không hụt thu, để thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng của địa phương.

Thứ sáu, về sắp xếp, xử lý các cơ sở nhà đất do các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý: Ngân sách tỉnh Thừa Thiên Huế được hưởng 50% khoản thu tiền sử dụng đất khi bán tài sản công gắn liền trên đất theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau khi đã trừ chi phí liên quan đến việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất; kinh phí di dời, xây dựng cơ sở vật chất tại địa điểm mới theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng tài sản công) do cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Trung ương quản lý trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế (trừ cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực quốc phòng, an ninh) để đầu tư phát triển hạ tầng KT-XH thuộc nhiệm vụ đầu tư công của tỉnh.

Thêm nhiều khu đô thị mới ở Huế (Trong ảnh: Khu đô thị mới đô thị Royal Park Huế). Ảnh: MC

Để tiếp tục phát huy tốt hơn nữa vai trò cầu nối giữa Quốc hội với cử tri cũng như vai trò của người đại biểu dân cử, Đoàn đã đề ra phương hướng nhiệm vụ hoạt động như thế nào?

Các vị ĐBQH trong Đoàn, kể cả các đại biểu ở Trung ương sẽ phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ, trách nhiệm cao, tích cực nghiên cứu để tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề về KT-XH, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2021, công tác phòng, chống dịch COVID-19; quyết định kế hoạch phát triển KT-XH năm 2022, dự toán ngân sách Nhà nước và phương án phân bổ ngân sách Trung ương năm 2022 (trong đó có việc lùi thời điểm cải cách chính sách tiền lương); quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2021 - 2025); kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025… và một số nội dung quan trọng khác. Qua đó, góp phần vào sự thành công chung của kỳ họp trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến hết sức phức tạp, khó lường.

Tôi tin tưởng rằng, các vị ĐBQH tỉnh sẽ phát huy hơn nữa trách nhiệm, nâng cao năng lực hoạt động của Đoàn ĐBQH, đáp ứng sự mong đợi của cử tri tỉnh nhà, góp phần thực hiện thành công Nghị quyết 54 của Bộ Chính trị và Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVI nhiệm kỳ 2020 – 2025.

Xin trân trọng cảm ơn ông!

Thái Bình (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần có cơ chế, chính sách động viên đội ngũ văn nghệ sĩ

Tại buổi gặp các nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương đã đề nghị Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu, trình HĐND tỉnh ban hành sớm cơ chế, chính sách cho đội ngũ văn nghệ sĩ trên địa bàn tỉnh để động viên, khuyến khích cho những công hiến, tài năng của các nghệ sĩ.

Cần có cơ chế, chính sách động viên đội ngũ văn nghệ sĩ
HƯỚNG DÒNG VỐN VÀO LĨNH VỰC ƯU TIÊN:
Nhiều cơ chế, chính sách cho vay được mở rộng

Vấn đề này đã được ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh chia sẻ cùng Thừa Thiên Huế Cuối tuần khi trao đổi về hoạt động tín dụng năm 2024, trong bối cảnh kinh tế trong nước và quốc tế đang tác động tiêu cực đến tình hình hoạt động của doanh nghiệp.

Nhiều cơ chế, chính sách cho vay được mở rộng
Return to top