ClockThứ Tư, 16/09/2015 15:43

Cơ duyên ngày ấy

TTH.VN - Cận kề ngày 19/05/1995, kỷ niệm 115 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, mà anh Hoàng Trọng Từ (Giám đốc Bảo tàng Hồ Chí Minh) đi công tác Hà Nội vẫn chưa về.

Anh Hoàng Minh Hằng (Giám đốc Sở Văn hóa Thông tin) cử tôi về Bảo tàng Hồ Chí Minh để kiểm tra công tác chuẩn bị kỷ niệm ngày sinh nhật Bác. Sau khi về tìm hiểu, và nắm tình hình ở Bảo tàng Hồ Chí Minh, tôi báo cáo anh Hằng “mọi hoạt động kỷ niệm đều chuẩn bị chu đáo, và sẵn sàng, duy chỉ có hoạt động chính là lễ tổ chức dâng hoa và báo công lên Bác là chưa có người chủ trì”. Nghe tôi báo cáo xong, anh Hằng nói luôn: “Cậu thay mặt Sở chủ trì lễ dâng hoa và báo công, chứ tìm ai vào lúc này nữa” (xin nói thêm ở Bảo tàng Hồ Chí Minh lúc ấy chỉ có anh Từ là giám đốc, không có phó giám đốc, các chức danh trưởng, phó phòng cũng không). Tôi thưa lại với anh Hằng “anh phân công thì em xin chấp hành, nhưng đây là công việc quan trọng mà em chưa từng làm, lỡ sơ suất điều gì thì ảnh hưởng và đáng tiếc lắm, nhất là đối với Bảo tàng Hồ Chí Minh”. Anh Hằng động viên, “Chính vì thế mới cử cậu, cứ làm đi rồi sẽ quen, cố gắng nhé”.

Nhận nhiệm vụ của Giám đốc Sở giao, tôi trở lại Bảo tàng Hồ Chí Minh mấy lần nữa, để tìm hiểu thật kỹ nội dung và cách thức tiến hành lễ dâng hoa từng tổ chức những năm trước đó. Rất may cho tôi là cán bộ bảo tàng ngày ấy (nhất là các đồng chí cán bộ nghiệp vụ có nhiều kinh nghiệm và tâm huyết như chị Nguyễn Thị Thu Hà, Lê Thị Kim Yến, anh Cao Huy Hùng…) đã tận tình giúp tôi nhanh chóng nắm bắt nội dung và hoàn thành công tác chuẩn bị. Trên cơ sở, ý kiến của các anh, chị ở bảo tàng cung cấp và trao đổi, tôi có điều chỉnh lại nội dung gọn hơn, cách trang trí cũng trang trọng hơn cho phù hợp với thực tế của bảo tàng (phòng khánh tiết quá chật hẹp, các phương tiện bổ trợ quá đơn sơ).

Rồi phút giây quan trọng xen lẫn hồi hộp đối với tôi đã đến đúng vào sáng ngày 19 /05. Tôi còn nhớ như in đó là buổi sáng đẹp trời nắng hồng và gió nhẹ. Mặc dù đêm trước giấc ngủ chập chờn, nhưng tôi đến bảo tàng rất sớm, để kiểm tra lại lần cuối công tác chuẩn bị. Dường như cái lo lắng của tôi  đã truyền sang anh chị em cán bộ bảo tàng, có người còn đến trước tôi. Đúng 7 giờ, buổi lễ chính thức bắt đầu. Nhìn xuống gian phòng chật kín người, ngập tràn hương trầm và hoa tươi, thoáng nhanh trong tôi một chút bối rối. Tôi tự nhủ “phải bình tĩnh và tự tin”, ngón tay cái của tay trái tôi bấm chặt ngón út đến đau điếng. Như có phép lạ, từ giây phút đó trở đi, tôi tĩnh táo và đĩnh đạc hơn. Buổi lễ diễn ra trong trang nghiêm và xúc động. Tôi thở phào nhẹ nhõm, mà không hay lưng áo mình ướt đẫm mồ hôi.

Tôi kể lại hơi dông dài câu chuyện trên đây, không phải để nói về mình, mà cái chính là để nhớ lại kỷ niệm “đầu tiên ấy” của tôi với Bảo tàng Hồ Chí Minh – Nói chính xác hơn là đối với những cán bộ, nhân viên của bảo tàng ngày ấy (cách đây hơn 20 năm), đã tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành nhiệm vụ. Nếu không có họ, thì dù tôi có cố gắng và nỗ lực đến mấy chắc gì công việc đã “xuôi buồm mát mái”. Đó không chỉ là cơ duyên, mà còn là hữu duyên. Bởi chỉ mấy tháng sau (tháng 10 năm ấy (1995), tôi được điều động về công tác ở đây (thay anh Từ đến tuổi nghỉ hưu). Từ đó, tôi chính thức trở thành thành viên trong ngôi nhà Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế thân thương. Những con người đã giúp tôi tổ chức tốt buổi lễ dâng hoa, lại tiếp tục kề vai sát cánh bên tôi, chia bùi sẻ ngọt, động viên nhau, từng bước khắc phục khó khăn, vươn lên hoàn thành những nhiệm vụ mới. Đến tháng 4/2004, do nhu cầu công tác, tôi rời Bảo tàng Hồ Chí Minh, lên Sở Văn hóa Thông tin nhận nhiệm vụ mới. Tính đến thời điểm này (tháng 8 năm 2015) tôi đã có hơn 37 năm công tác (trong đó, có 9 năm ở Bảo tàng Hồ Chí Minh), trải qua nhiều lĩnh vực và cương vị khác nhau, nhưng thời gian ở bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế đối với tôi là những năm tháng đẹp nhất. Ở đó, cho tôi những điều trăn trở nghĩ suy về tình cảm con người, khát vọng và tự tin để vươn lên tự hoàn thiện bản thân, làm nhiều hơn những điều tử tế, tốt đẹp, dẫu cuộc đời vẫn còn đó những khoảng lặng… đượm buồn. Hàng ngày được sống, hít thở và tắm mình trong môi trường trong lành, hàng ngày được sưởi ấm bởi tình thương của Bác (qua tư liệu và hiện vật trưng bày, bằng các hoạt động tại chỗ và ở hệ thống di tích), càng thấm sâu hơn những lời Bác dạy, càng yêu kính Bác nhiều hơn, và lòng mỗi người như “trong sáng hơn”. Đó là hạnh phúc mà tôi may mắn có được. Những cán bộ Bảo tàng Hồ Chí Minh ngày ấy dẫu có nhiều đổi thay, có người chuyển sang lĩnh vực công tác khác, có người đã nghỉ hưu, nhưng vẫn đau đáu nhớ về nhau, nhớ về những năm tháng sống bên nhau thầm lặng và âm vang.

Năm tháng đi qua, tình người ở lại.

Chúc Bảo tàng Hồ Chí Minh Thừa Thiên Huế bước vào tuổi 35, với một “cơ thể” khỏe mạnh, một tinh thần thanh thản và minh mẫn, với một tâm thế và tầm vóc mới cao hơn, kế thừa và phát huy thành quả của những thế hệ đi trước, vững tin bước tiếp trên chặng đường mới.

Lê Viết Xuân
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại Hương Xuân

Ngày 28/3, ông Lê Trường Lưu - UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đã có buổi tiếp dân tại phường Hương Xuân, thị xã Hương Trà. Cùng dự buổi tiếp dân có UVTV Tỉnh ủy, Trưởng Ban Nội chính Tỉnh ủy Đặng Ngọc Trân và lãnh đạo Văn phòng Tỉnh ủy, TX. Hương Trà, lãnh đạo phường Hương Xuân và một số phòng, ban liên quan.

Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu tiếp công dân tại Hương Xuân
Thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ

Đó là khẳng định của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại hội nghị tổng kết thực hiện các Quyết định số 75/2013/QĐ-TTG ngày 06/12/2013 và Quyết định số 35/2017/QĐ - TTG ngày 25/7/2017 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ, chính sách và công tác bảo đảm đối với tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ tìm kiếm, quy tập (TKQT) hài cốt liệt sĩ (HCLS) ngày 27/3 tại Nghệ An.

Thực hiện tốt hơn việc tìm kiếm, quy tập hài cốt liệt sĩ
Gần 1.000 sinh viên Trường đại học Luật tham dự phiên tòa xét xử lưu động

Ngày 28/3, tại hội trường của Trường đại học Luật, Đại học Huế, Tòa án Nhân dân (TAND) tỉnh tổ chức phiên tòa lưu động xét xử phúc thẩm hai vụ án hình sự về tội danh “Trộm cắp tài sản” và “Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ” dưới sự tham dự của gần 1.000 sinh viên của trường.

Gần 1 000 sinh viên Trường đại học Luật tham dự phiên tòa xét xử lưu động
Return to top