ClockThứ Năm, 26/08/2021 16:03
Phát triển kinh tế- xã hội giai đoạn 2021- 2025:

Có giải pháp mang tính đột phá, khả thi và phù hợp thực tế

TTH.VN - Ngày 26/8, Thường trực HĐND tỉnh khóa VIII, nhiệm kỳ 2021- 2026 tổ chức kỳ họp chuyên đề lần thứ nhất. Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh đã xem xét, quyết định thông qua các nội dung về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT- XH) của tỉnh 5 năm, giai đoạn 2021-2025; đồng thời, quyết định 14 nội dung chuyên đề quan trọng khác.

HĐND tỉnh xem xét, quyết định thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021-2025)Tháo gỡ vướng mắc, tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mớiƯu tiên nguồn lực cho phòng chống dịch và phát triển kinh tế-xã hộiThành phố Huế phải là trung tâm động lực cho sự phát triểnXây dựng kịch bản cụ thể thực hiện "mục tiêu kép" về phát triển kinh tế - xã hội

Tham dự kỳ họp có UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ; Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương.

Sẵn sàng với "trạng thái mới"

Công nhân kỹ thuật cao tại Khu kinh tế Chân Mây- Lăng Cô

Kế hoạch phát triển KT-XH của tỉnh 5 năm, giai đoạn 2021-2025 với mục tiêu xây dựng bộ máy chính quyền các cấp trong sạch, vững mạnh; nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Phát huy sức mạnh toàn dân; huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để xây dựng và phát triển Thừa Thiên Huế đến năm 2025 trở thành thành phố trực thuộc Trung ương; đến năm 2030 là một trong những trung tâm đặc sắc của khu vực Đông Nam Á về văn hoá, du lịch và y tế chuyên sâu; một trong những trung tâm lớn của cả nước về khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, chất lượng cao...

Một số chỉ tiêu chủ yếu: tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân/năm 7,5 - 8,5%; GRDP bình quân đầu người đến năm 2025: 3.500-4.000 USD; cơ cấu kinh tế đến năm 2025: dịch vụ chiếm 53-54%, công nghiệp và xây dựng 31-32%, nông nghiệp 7-9% và thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm 6-7%; vốn đầu tư toàn xã hội tăng bình quân 12%/năm; thu ngân sách nhà nước tăng bình quân 12-13%/năm; phấn đấu cân bằng ngân sách vào năm 2025; kim ngạch xuất khẩu tăng bình quân 10-12%/năm...

Theo Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương, năm 2021 là năm khởi động đầu nhiệm kỳ 2021-2025 với nhiều khó khăn, cần tập trung nguồn lực cho đầu tư khôi phục và phát triển sản xuất, phát triển kinh tế gắn với phòng, chống dịch bệnh. Do đó, đòi hỏi các cấp, các ngành phải năng động, sáng tạo và sẵn sàng với "trạng thái mới" trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và tổ chức thực hiện để phấn đấu đạt hiệu quả cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra.

Ngoài 13 chỉ tiêu cụ thể, 6 chương trình trọng điểm và các nhiệm vụ, giải pháp về kế hoạch phát triển KT- XH 5 năm giai đoạn 2021 – 2025, Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, tỉnh tiếp tục tập trung thực hiện “mục tiêu kép” vừa phòng chống dịch COVID-19, vừa phục hồi, phát triển KT- XH. Huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc tiếp tục triển khai thực hiện nghiêm túc, đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả việc phòng chống dịch; xây dựng và triển khai thực hiện các giải pháp phục hồi và phát triển kinh tế khả thi, hiệu quả.

Đáng chú ý là tiếp tục siết chặt kỷ cương, kỷ luật tài chính, ngân sách; nghiêm túc thực hiện chủ trương cắt giảm tối đa chi thường xuyên, chi sự nghiệp không cấp bách, ưu tiên nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn lực hợp pháp khác cho công tác phòng, chống dịch. Về sản xuất kinh doanh, phải bảo đảm an toàn cho công nhân lao động, người sản xuất tại các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, nhà máy với mục tiêu cao nhất đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động, duy trì thông suốt hoạt động sản xuất kinh doanh. …

Ưu tiên nguồn vốn cho dự án, công trình trọng điểm

UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu phát biểu bế mạc kỳ họp

Phát biểu bế mạc kỳ họp, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tỉnh Lê Trường Lưu nhấn mạnh, tại kỳ họp, HĐND tỉnh đã xem xét thông qua Nghị quyết về phát triển KT-XH giai đoạn 2021-2025 là nghị quyết đặc biệt quan trọng. “Đề nghị UBND tỉnh bám sát các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ để thực hiện, đảm bảo sự đồng bộ, thống nhất giữa kế hoạch phát triển KT-XH với kế hoạch đầu tư công trung hạn. Đồng thời, có những giải pháp mang tính đột phá, khả thi và phù hợp với tình hình thực tế hiện nay”- Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh.

Về Kế hoạch phát triển KT-XH, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu cho rằng, cần lưu ý về các chính sách, biện pháp phát triển văn hóa, xã hội, xây dựng con người, bảo đảm an sinh, phúc lợi xã hội, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo điều kiện để người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn do đại dịch COVID-19 gây ra.

Về đầu tư công trung hạn 5 năm, Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu yêu cầu các cấp, các ngành ưu tiên nguồn vốn đầu tư các dự án, công trình trọng điểm, nhất là các dự án thực hiện mục tiêu xây dựng tỉnh trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền gắn với tăng cường kiểm tra giám sát. Đẩy nhanh công tác chuẩn bị đầu tư, thực hiện giao dự toán, giải ngân vốn đầu tư công gắn với trách nhiệm giải trình của tổ chức, cá nhân, nhất là người đứng đầu. Kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về cơ chế, thủ tục hành chính, giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án đúng tiến độ.

Các nghị quyết vừa được HĐND tỉnh thông qua kịp thời thể chế hóa các quy định của Trung ương, phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế của địa phương, tạo cơ sở pháp lý cho các cấp, các ngành triển khai thực hiện. Để thực hiện tốt các nghị quyết của HĐND tỉnh, ngay sau kỳ họp này, Chủ tịch HĐND tỉnh đề nghị UBND tỉnh khẩn trương chỉ đạo, triển khai thực hiện. Đề nghị Thường trực, các ban HĐND, đại biểu HĐND tỉnh theo chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với MTTQ Việt Nam các cấp tăng cường các hoạt động giám sát việc tổ chức thực hiện các nghị quyết để các nghị quyết này sớm đi vào cuộc sống.

Đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh

Chủ tịch HĐND tỉnh Lê Trường Lưu đề nghị cấp ủy, chính quyền các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt các nhiệm vụ, giải pháp; xây dựng các phương án, kịch bản cụ thể để vừa kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh, vừa duy trì sự ổn định của nền kinh tế.

“hạn chế những cuộc họp không cần thiết; chuẩn bị tốt các phương án dạy học, bảo đảm an toàn cho học sinh, sinh viên trong năm học mới. Đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ cho người dân, doanh nghiệp gặp khó khăn do dịch bệnh. Kịp thời động viên, khen thưởng, hỗ trợ cho các lực lượng tham gia phòng, chống dịch”-  Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu lưu ý.

Bài, ảnh: Thái Bình

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết đầu tiên về AI

Ngày 21/3 (giờ New York), Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) đã thông qua một nghị quyết mang tính bước ngoặt về việc thúc đẩy các hệ thống trí tuệ nhân tạo (AI) "an toàn, bảo mật và đáng tin cậy" để mang lại lợi ích là sự phát triển bền vững cho tất cả mọi người.

Đại hội đồng LHQ thông qua nghị quyết đầu tiên về AI
Return to top