ClockThứ Năm, 10/12/2020 13:15

Cô giáo trường làng tận tụy

TTH - Sinh ra trong một gia đình có đam mê nghệ thuật, nhất là dòng nhạc dân ca, cô Nguyễn Thị Hiền, giáo viên Trường mầm non Phong Xuân (huyện Phong Điền) được thừa hưởng từ cha giọng hát dân ca ngọt ngào.

“Chơi mà học” cùng cô giáo YếnGắn bó với vùng cao A LướiDành trọn thanh xuân cho học sinh vùng cao

Cô Hiền dạy các em tập múa

Từ mẫu giáo, tiểu học rồi trung học, ở cấp học nào Hiền cũng nằm trong đội văn nghệ của lớp, của trường. Cứ tưởng cô sẽ theo nghiệp ca hát, nhưng không, ngay sau khi tốt nghiệp THPT cô đã “rẽ ngang”, trở thành cô giáo mầm non và “giọng ca vàng” của bậc học mầm non huyện Phong Điền.

Ngoài hát hay và hay hát, cô Hiền còn là một cô giáo tận tụy và giỏi nghề. Hơn 10 năm đứng lớp, từ khi còn là một cô gái trẻ chưa làm mẹ, cho đến khi là mẹ của hai con, cô luôn hoàn thành tốt vai trò “bà mẹ thứ hai” của những cô cậu bé ở Trường MN Phong Xuân.

Nói về đồng nghiệp của mình, cô Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, Hiệu trưởng Trường Mầm non Phong Xuân, tự hào: “Nếu giáo viên nào cũng chăm chỉ chịu khó trong chuyên môn và nhiệt tình với phong trào như cô Hiền thì công việc của trường sẽ vận hành tốt hơn…”.

Với đặc thù nghề nghiệp cô giáo mầm non “có lúc không kịp chăm con mình nhưng vẫn phải chăm con người ta cho thật tốt”, cô Hiền luôn đi sớm về muộn để các cháu được chăm sóc tốt nhất. Là “cây văn nghệ”, cô nhiệt tình tham gia nhiều hoạt động phong trào, không chỉ trong trường, cụm trường mà cả các hoạt động chung của xã, của huyện. May mắn, cô Hiền luôn nhận được sự cảm thông của gia đình và người chồng chính là người chia sẻ đầu tiên. Cô Hiền kể, nhiều khi không kịp lo cho con, may được chồng trợ giúp nên việc nhà việc trường đều tốt, các con học tập tốt, khoẻ mạnh.

Mấy năm gần đây, với vai trò tổ trưởng tổ mẫu giáo nhỡ và bé công việc nặng hơn nhưng cô vẫn đi đầu trong công việc cũng như tham gia mọi hội thi và phong trào do trường, phòng GD&ĐT và huyện tổ chức. Qua các phong trào, cô đã trưởng thành và gặt hái nhiều thành công như: Giải nhất hội thi đồ dùng đồ chơi cấp trường, giải nhì hội thi hồ sơ sổ sách cấp trường, giải khuyến khích hội thi giáo viên giỏi cấp tỉnh. Đặc biệt, tại hội thi sáng tác lời mới làn điệu dân ca địa phương do huyện Phong Điền tổ chức năm 2020 cô đã giành giải nhất. Là cô “giáo làng”, để tuyên truyền phòng chống dịch COVID-19, cô sáng tác lời mới dân ca địa phương và đạt giải nhất cấp huyện.

Cô còn có sáng kiến kinh nghiệm về “Một số giải pháp giáo dục kỹ năng sống cho trẻ 3-4 tuổi” giúp các bé của xã Phong Xuân được giáo dục để có kỹ năng giao tiếp lịch sự lễ phép, kỹ năng phục vụ chăm sóc bản thân...

Năm qua, cô còn có đề tài  “Một số giải pháp giúp trẻ phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động kể chuyện cho trẻ 3-4 tuổi”, giúp trẻ phát âm rõ ràng mạch lạc, tăng vốn từ… Hiện, cô Hiền tiếp tục đề tài: “Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” .

Là “cô giáo làng” nhưng cô Hiền giỏi ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác dạy học, soạn bài giảng điện tử một cách thành thạo, linh động và sáng tạo trong phương pháp dạy học. Nhờ thế, cô đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua nhiều năm liền, được tuyên dương điển hình tiên tiến cấp tỉnh trong phong trào thi đua yêu nước CNVCLĐ, giai đoạn 2016- 2020.

Bài, ảnh: Phạm Phước Châu

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy
Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau

Chuyên gia giáo dục toàn cầu Tô Thụy Diễm Quyên (1 trong 20 người đầu tiên trên thế giới được Microsoft công nhận là chuyên gia giáo dục toàn cầu - người sáng lập Diễn đàn Giáo dục sáng tạo Việt Nam) mới đây đã có cuộc trò chuyện với phóng viên Báo Thừa Thiên Huế xung quanh những vấn đề về giáo dục hiện nay. Bà chia sẻ về áp lực của giáo viên, học sinh cùng trách nhiệm của cộng đồng, xã hội trong bối cảnh chương trình giáo dục liên tục thay đổi.

Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ tụt lại phía sau
“Học sử để sống với người đã chết”

“Học sử làm gì? Học địa làm gì? Học địa để sống với non sông đất nước. Học sử để sống với người đã chết”. Đó là câu hỏi và trả lời của cụ Huỳnh Thúc Kháng, đăng trên báo Tiếng Dân do chính cụ làm chủ bút, đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự.

“Học sử để sống với người đã chết”
Return to top