ClockThứ Sáu, 11/01/2019 22:07

Cơ giới hóa để tăng giá trị sản phẩm làng nghề

TTH - Đó là chỉ đạo của Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ tại buổi kiểm tra hoạt động sản xuất hàng hóa phục vụ thị trường Tết Nguyên đán Kỷ Hợi tại các làng nghề mây tre đan Bao La (Quảng Điền), hoa giấy Thanh Tiên (Phú Vang) và cơ sở sản xuất pháp lam của Công ty TNHH Thái Hưng (TP. Huế) chiều 11/1. Cùng đi, có lãnh đạo Sở Công thương, Sở Xây dựng và UBND các huyện.

Hàng mây tre Bao La sẽ có biểu tượng HuếHTX Mây tre đan Bao La nhận đơn hàng xuất khẩu lớnPhó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ kiểm tra làng nghề Phú Vang

Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đề nghị HTX mây tre đan Bao La cải tiến mẫu mã và đưa cơ giới hóa vào sản xuất

Là làng nghề truyền thống tồn tại từ hàng trăm năm nay, góp phần giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn. 2018 là năm thành công của HTX Mây tre đan Bao La khi doanh thu tăng trên 30% so với năm 2017 và sản phẩm làm ra không đủ để cung ứng cho thị trường. Nguyên nhân một phần là do đa số các công đoạn sản xuất ở đây đều làm thủ công, thiếu các thiết bị máy móc quan trọng phục vụ sản xuất nên năng suất thấp.

Giám đốc HTX, ông Võ Văn Dinh cho rằng, mặc dù đơn hàng nhiều, nhân công đông song sản xuất thủ công nên năng suất thấp, HTX phải từ chối nhiều đơn hàng vì không đáp ứng được số lượng. Năm 2019, HTX đã ký hợp đồng sản xuất sản phẩm trang trí và gia dụng cho nhiều đối tác; đồng thời, đưa vào hoạt động nhà trưng bày sản phẩm nên sẽ phát triển thêm nhiều mẫu mã mới đáp ứng nhu cầu tham quan của khách du lịch.

Sau khi tham quan cơ sở sản xuất và quy trình thiết kế mẫu tại đây, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ yêu cầu HTX phải nghiên cứu để cải tiến quy trình sản xuất, đưa cơ giới hóa vào sản xuất để giảm nhân công, tăng năng suất; phải nghĩ cách để tăng thu nhập cho bà con xã viên nhằm phát huy giá trị làng nghề; phát huy giá trị, thương hiệu làng nghề Bao La bằng cách gắn nhãn mác để khách hàng phân biệt và phải có sự liên kết, phối hợp giữa các làng nghề trên địa bàn, như điêu khắc Mỹ Xuyên, đệm bàng Phò Trạch, trúc chỉ, hoa giấy để có sự kết nối và trao đổi hàng hóa.

Trên 100 xã viên có việc làm ổn định từ nghề mây tre đan Bao La

Cơ sở sản xuất pháp lam Thái Hưng và hoa giấy Thanh Tiên những ngày này khá tất bật. Để đáp ứng nhu cầu thị trường, hiện cơ sở pháp lam Thái Hưng đang bổ sung thêm một số mẫu mã mới, như đồ thờ tự, tranh, hàng trang trí; đồng thời, sản xuất các mặt hàng trang trí xuất khẩu sang thị trường Mỹ và phục vụ thị trường trong nước. Đối với làng nghề hoa giấy Thanh Tiên, năm 2019 sẽ phát triển thêm một số mẫu mã mới và đưa vào sản xuất đại trà phục vụ thị trường Tết, như hoa sen trong hộp kính, hoa sen cỡ nhỏ, cúc giấy...

Nghệ nhân Thân Văn Huy đề đạt với Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ, để làng nghề phát triển và thu hút khách du lịch, ngoài nỗ lực của bản thân làng nghề và người dân làng Thanh Tiên, hiện tại các công đoạn làm hoa giấy đa số đều làm thủ công nên số lượng ít và giá thành thấp nên làng nghề mong muốn nhận được sự hỗ trợ từ các ban ngành về thiết bị sản xuất, truyền đạt kỹ thuật chế tác mẫu và xây dựng nhà trưng bày sản phẩm trong khuôn viên làng nghề.

Giám đốc Sở Công thương, ông Nguyễn Thanh cho biết, để hỗ trợ các làng nghề trong việc đầu tư máy móc thiết bị và cải tiến mẫu. Sở đang triển khai đề án phát triển công nghiệp nông thôn, trong năm 2019 sẽ áp dụng đối với các làng nghề truyền thống; trong đó, sẽ hỗ trợ khâu kết nối thị trường, hỗ trợ máy móc thiết bị cho các sở sở sản xuất và định hướng để các làng nghề kết hợp giữa sản xuất bằng thiết bị tiên tiến và vẫn duy trì một số công đoạn thủ công để tạo ra sản phẩm tinh xảo, đẹp mắt và có giá thành phù hợp.

Kết luận tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ cho rằng, khôi phục, phát triển nghề và sản phẩm làng nghề góp phần tạo việc làm, thu nhập cho bà con nông thôn, hoạt động này sẽ giúp phát huy giá trị làng nghề và tạo ra sản phẩm du lịch đặc trưng cho tỉnh. Qua kiểm tra tại một số làng nghề tiêu biểu trên địa bàn, tình trạng làng nghề sản xuất quy mô nhỏ, nhân công thấp và chưa có sự đầu tư máy móc thiết bị hiện đại vào sản xuất nên lâu nay chưa đáp ứng nhu cầu thị trường. Để đứng vững và phát triển, các làng nghề phải xây dựng thương hiệu, phải thiết kế mẫu mã phù hợp với thị hiếu khách hàng, từ khâu thiết kế mẫu mã, lựa chọn chất liệu đến giá thành sản phẩm; các làng nghề phải nghiên cứu và có nhiều giải pháp tích cực để làng nghề phải nuôi sống người dân làng nghề.

Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh, để phát triển làng nghề, sắp tới UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các sở, ban ngành liên quan hỗ trợ cải tiến kỹ thuật để nâng cao năng suất, hạ giá thành; tổ chức các khóa đào tạo nghề cho lớp trẻ để các làng nghề không mai một và hỗ trợ công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu làng nghề. Tuy nhiên, để làm được việc này, các làng nghề và bản thân người làm nghề phải là chủ thể, nhà nước chỉ hỗ trợ và có vai trò định hướng thì làng nghề mới phát triển bền vững và phát huy giá trị, bản sắc làng nghề.

Chiều cùng ngày, Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ đã đi khảo sát phố cổ Bao Vinh và chỉ đạo thị xã Hương Trà phối hợp với Sở Xây dựng có phương án bảo tồn, hỗ trợ các nhà cổ để phát huy giá trị phố cổ Bao Vinh.

Bài, ảnh: THANH HƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO

Với 65 danh hiệu được UNESCO ghi danh, trải rộng trên tất cả 63 tỉnh, thành phố, Việt Nam tiếp tục thể hiện đóng góp có trách nhiệm vào việc làm phong phú, bảo vệ và phát huy kho tàng văn hóa nhân loại.

Khai thác hiệu quả giá trị các danh hiệu UNESCO
Sản phẩm để hút khách du lịch tàu biển

Trong hành trình mở rộng và thu hút khách quốc tế từ đường tàu biển, sản phẩm du lịch vẫn được xem là yếu tố cốt lõi. Ngành du lịch tỉnh đang nỗ lực hợp tác với các đối tác để nghiên cứu, xây dựng sản phẩm và đưa khách lên TP. Huế du lịch, trải nghiệm.

Sản phẩm để hút khách du lịch tàu biển
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn

Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho ra mắt cuốn sách: Giá trị văn hóa thời Nguyễn, gồm 23 bài viết với 380 trang. Các bài viết đã nhìn nhận một cách toàn diện, khách quan, mang tính chất tổng kết nghiên cứu di sản Cố đô Huế, góp phần làm rõ giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóa Huế.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn

TIN MỚI

Return to top