ClockThứ Năm, 12/11/2020 13:30

Cô hiệu trưởng miệng nói, tay làm

TTH - Luôn hết lòng với nghề, “nói đi đôi với làm” là tâm niệm đã giúp cô Trần Thị Hiếu, Hiệu trưởng Trường tiểu học (TH) Hương Lâm (Phong Điền) luôn đạt được những kết quả tốt trong công việc.

Trao yêu thương đến thế hệ sauCô hiệu trưởng kiên quyết nhưng nhiệt tìnhCô hiệu trưởng yêu môi trường

Cô Hiếu cùng học sinh trong Ngày Quốc tế Thiếu nhi. Ảnh: NVCC

Sau ngày đất nước giải phóng, Hiếu cùng gia đình trở về quê nội ở xã Phong An, huyện Phong Điền. Nhận được nhiều tình thương yêu của bà con, chòm xóm và sự chở che của thầy cô giáo giúp cô học trò TH ngày đó nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống nơi đây. Vì thế, Hiếu chỉ có một ước mơ duy nhất là trở thành giáo viên để tiếp bước thầy cô che chở cho các thế hệ học sinh trên quê hương mình.

Học hết phổ thông, Hiếu thi đỗ Khoa văn Trường đại học Sư phạm Huế, nhưng ước mơ vụt tắt vì ba cô trở bệnh nặng rồi qua đời không lâu sau đó. Như một cơ duyên, năm 1992, huyện Phong Điền tổ chức thi tuyển giáo viên TH cấp tốc, Hiếu trúng tuyển và nhận công tác tại Trường TH Phò Ninh. Đạt được ước mơ, nhưng áp lực cũng rất lớn, học sinh hầu hết là con nhà nghèo, cha mẹ không có thời gian để quan tâm nhiều đến việc học của con cái, nhiều em đến trường bụng còn đói, áo quần không đủ ấm, chân tay lấm lem… Cô giáo Hiếu ngoài cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học còn dành thời gian nghỉ ngơi để tự cắt tóc, móng tay, khâu lại nút áo và trò chuyện với học sinh... nên luôn được học sinh và phụ huynh tin yêu.

Năm học sau đó, cô Hiếu được chuyển về Trường TH Hương Lâm và nhiều trường học khác, trải qua nhiều cương vị khác nhau. Đến năm 2013, cô được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường TH Điền An và trở lại Hương Lâm cũng với cương vị hiệu trưởng năm 2018, khi Hương Lâm đã đạt chuẩn mức 2 được 6 năm. Cô giáo không còn lo chuyện học sinh thiếu thốn vật chất mà cần tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, vừa đồng hành cùng gia đình để giúp các em có kỹ năng sống tốt.

Để duy trì kết quả đã khó, đưa chất lượng dạy và học của trường ngày một đi lên đòi hỏi người đứng đầu đơn vị phải không ngừng tư duy để chèo lái con thuyền một cách tốt nhất. Cùng với hội đồng sư phạm nhà trường, cô Hiếu không ngừng tìm phương pháp giảng dạy mới, phù hợp với xu thế phát triển của xã hội; nâng cao kỹ năng sống, phát huy được tính chủ động trong học tập cho học sinh; hướng dẫn học sinh tổ chức học theo nhóm, phát huy đều đặn hoạt động: “Ngày Chủ nhật xanh” và xây dựng nhiều sân chơi bổ ích như thi đấu bóng đá cộng đồng, đố vui để học, tìm hiểu an toàn giao thông...

Cô hiệu trưởng còn yêu cầu giáo viên chủ nhiệm phải nắm bắt được hoàn cảnh, tâm tư của từng học sinh để bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho học sinh khá giỏi; phụ đạo cho học sinh yếu kém và tìm cách hướng giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh khó khăn duy trì việc học tốt hơn; dành sự quan tâm đặc biệt đối với học sinh khó tiếp cận được với chương trình, có biểu hiện khác thường do sức khỏe.

Trường hợp em Huy Hoàng, bị tự kỷ, ở lớp khi thì tự đập đầu vào tường, lúc nhìn bạn bè, thầy cô bằng ánh mắt vừa xa lạ vừa sợ sệt… cô hiệu trưởng cùng giáo viên chủ nhiệm thường xuyên nói chuyện với em, đưa em đến tham gia các hoạt động ngoại khóa. Dần dần, Hoàng cởi mở với bạn bè, tham gia vào đội trống của trường; năm học 2019-2020 em đạt giải khuyến khích cấp huyện cuộc thi vẽ tranh “Thiếu nhi với Bác Hồ, Bác Hồ với thiếu nhi”. Giờ Hoàng đã là học sinh trung học cơ sở, nhưng mẹ em vẫn thường gọi điện thoại đến cô hiệu trưởng báo tình hình của Hoàng ở môi trường mới và hết lời cảm ơn nhà trường đã giúp đỡ để em vượt qua được bệnh tật.

Cô Nguyễn Thị Thanh Tâm, Phó Trưởng phòng GD&ĐT huyện Phong Điền cho biết, ngoài duy trì được những thành tích trước đây, hai năm học gần đây, Trường TH Hương Lâm liên tục có học sinh đạt thành tích xuất sắc trong các đợt giao lưu năng khiếu cấp huyện, 1 em đạt xuất sắc cấp tỉnh. Thành tích mà đơn vị đạt được phải kể đến sự nỗ lực hết mình trong công việc của cô Hiếu.

HƯƠNG LAN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tâm huyết với công tác Hội

Nhiệt tình, tâm huyết với công tác Hội, quan tâm, giúp đỡ hội viên khó khăn là nhận xét của những hội viên phụ nữ tổ dân phố (TDP) 8, phường Phú Bài, TX. Hương Thủy dành cho chị Lê Thị Sen, sinh năm 1965, Chi hội trưởng Chi hội Phụ nữ TDP 8.

Tâm huyết với công tác Hội
Tâm huyết với hội viên và trẻ em nghèo

Chính từ sự nhiệt tình, tâm huyết, trách nhiệm đối với công việc của người đứng đầu, chị Trần Thị Ngọc Nga, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) phường Phú Thượng, TP. Huế mà phong trào phụ nữ của địa phương ngày càng khởi sắc.

Tâm huyết với hội viên và trẻ em nghèo
Bà Andrea Teufel & tâm huyết dành cho điện Phụng Tiên

Gần 20 năm qua, bà Andrea Teufel, chuyên gia phục chế người Đức dành nhiều công sức phục dựng lại các công trình di sản của Huế. Điện Phụng Tiên là một trong những di tích được bà dành nhiều tâm huyết nghiên cứu và truyền bá vẻ đẹp kiến trúc của công trình.

Bà Andrea Teufel  tâm huyết dành cho điện Phụng Tiên
“Thủ lĩnh” nông dân nhiều tâm huyết

Những cánh đồng sản xuất theo mô hình canh tác lúa hữu cơ ở xã Phú Mỹ (Phú Vang) diện tích ngày càng mở rộng. Ở đó có rất nhiều tâm huyết và nỗ lực của ông Hoàng Văn Tuấn, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp (HTXNN) Phú Mỹ 1, đóng góp vào sự phát triển bền vững trong sản xuất nông nghiệp của địa phương.

“Thủ lĩnh” nông dân nhiều tâm huyết
Tâm huyết của một “người bình thường”

Tuy chỉ đạt giải khuyến khích trong cuộc thi “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” do Huyện ủy Phú Vang phát động, nhưng anh Phạm Phước Thắng được Ban giám khảo đánh giá cao.

Tâm huyết của một “người bình thường”
Return to top