ClockThứ Ba, 22/11/2016 13:54

Cô hiệu trưởng tận tâm

TTH - Hơn 30 năm gắn bó với “sự nghiệp trồng người”, cô giáo Hồ Thị Kiều Chinh, Hiệu trưởng Trường mầm non Thủy Xuân, TP. Huế luôn là giáo viên mẫu mực, một cán bộ quản lý tâm huyết với nghề.

Cô giáo Hồ Thị Kiều Chinh trong ngày đón bằng công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia cấp độ I

Người phụ nữ “tròn vai”

Trường mầm non Thủy Xuân thành lập từ năm 2003, lúc đó vỏn vẹn 4 phòng học ở 4 cơ sở cách xa nhau từ 2- 3km so với cơ sở chính. Cơ sở vật chất thiếu thốn, chưa có bếp ăn tập thể, tường rào, sân chơi và đồ chơi cho bé nên trường chỉ đón nhận 70 cháu. Năm 2012, tranh thủ nguồn ngân sách của phường, nhà trường xây dựng bếp ăn và cải tạo một số hạng mục, song trường vẫn chưa thể tiếp nhận được nhiều cháu, trong khi nhu cầu đến lớp ở khu vực Thủy Xuân ngày càng đông. Là người lãnh đạo, cô Chinh luôn trăn trở suy nghĩ, tìm cách khắc phục. Cô chủ động tham mưu với lãnh đạo các cấp về biện pháp phát triển giáo dục mầm non, huy động mọi nguồn lực tập trung xây dựng cơ sở vật chất nhà trường. Đến nay, trường có 3 cơ sở với 14 phòng học, hệ thống phòng ăn, phòng học đạt chuẩn và đón nhận 553 cháu vào học.

Là người “đứng mũi chịu sào”, cô Chính còn vận động cán bộ giáo viên, các đoàn thể, doanh nghiệp, tổ chức nước ngoài ủng hộ tiền của, vật chất và ngày công lao động chung tay xây dựng cảnh quan của trường ngày càng xanh - sạch- đẹp; mua sắm nhiều đồ chơi ngoài trời dành cho bé làm hài lòng phụ huynh và các cháu, nên tỷ lệ trẻ đến trường ở khu vực luôn đạt cao. Cô Chinh dành thời gian nghiên cứu, chỉ đạo giáo viên làm thêm đồ chơi, đồ dùng dạy học mới, cải tiến đồ dùng dạy học đã có để phù hợp với điều kiện thực tế, đồng thời phù hợp với khả năng tiếp thu của trẻ.

Nâng cao chất lượng giáo dục

Cô Hồ Thị Kiều Chinh không chỉ là một người hiệu trưởng mà còn như một người chị, người em trong gia đình của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên. Đối với mọi công việc trong trường, cô luôn là người giám sát và động viên cán bộ giáo viên cùng chung sức cũng như giữ vững chữ “tâm”. Cô luôn sẵn lòng chia sẻ những kinh nghiệm đã đúc kết và học hỏi trong gần 30 năm công tác cho các đồng nghiệp.

Từ khi vào ngành đến nay, cô Chinh liên tục tu dưỡng, rèn luyện phẩm chất đạo đức, học tập các đồng nghiệp để phấn đấu không ngừng đạt các danh hiệu “Giáo viên dạy giỏi, chiến sĩ thi đua các cấp”; Từ năm 2010 đến nay, cô là một cán bộ quản lý năng động, tích cực, sáng tạo, có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật ứng dụng thực tế mang lại hiệu quả cao, đem lại nhiều thành tích cho nhà trường trong các hội thi. Giai đoạn 2010-2011, Trường mầm non Thủy Xuân là một trong những trường khó khăn nhất, nhì thành phố, song đến tháng 1/2016 đã vươn lên trở thành trường mầm non đạt chuẩn Quốc gia mức độ I; được lãnh đạo tỉnh tặng bằng khen trong các phong trào thi đua yêu nước; thành phố tặng nhiều giấy khen liên tục qua các năm học và lãnh đạo địa phương tặng giấy khen “Điển hình tiên tiến phường Thủy Xuân giai đoạn 2010-2015”.

Cô giáo Hồ Thị Kiều Chinh chia sẻ: “Hơn 30 năm gắn bó với sự nghiệp trồng người, từ một giáo viên trẻ còn nhiều bỡ ngỡ, trở thành cán bộ quản lý là cả quá trình phấn đấu, nỗ lực không ngừng. Với tôi, một ngôi trường mạnh cần một tập thể gắn bó đoàn kết, giỏi về chuyên môn, chung một tấm lòng với trẻ. Niềm vui của tôi đối với nghề không chỉ là những thành tích, giải thưởng mà quan trọng là tỷ lệ trẻ đến lớp ngày một tăng, chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ ngày càng hoàn thiện.”

Bài, ảnh: Thanh Hương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cô giáo nhiệt huyết ở vùng biên

Sinh năm 1994, tuổi đời, tuổi nghề còn trẻ nhưng cô giáo Hồ Thị Dói, người đồng bào Pa Cô, giáo viên Trường mầm non Hương Lâm, xã Lâm Đớt, huyện A Lưới, luôn được đồng nghiệp và học sinh hết lòng yêu mến.

Cô giáo nhiệt huyết ở vùng biên
Kỷ luật các cá nhân liên quan đến vụ cô giáo bị bẻ tay đẩy ra khỏi lớp tại Trường THPT Hai Bà Trưng

Ông Ngô Đức Thức, Hiệu trưởng Trường THPT Hai Bà Trưng vừa bị Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ra quyết định kỷ luật mức cảnh cáo; ông Nguyễn Đức Phong, giáo viên dạy bộ môn thể dục của trường bị Hội đồng kỷ luật Trường THPT Hai Bà Trưng xem xét kỷ luật với hình thức khiển trách.

Kỷ luật các cá nhân liên quan đến vụ cô giáo bị bẻ tay đẩy ra khỏi lớp tại Trường THPT Hai Bà Trưng
Tận tâm hỗ trợ người tâm thần tái hòa nhập cộng đồng

Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh (BTXH), trực thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội là đơn vị tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng, phối hợp điều trị và phục hồi chức năng cho người tâm thần và học viên cai nghiện ma túy. Để sức khỏe tâm thần của hàng trăm người khuyết tật thần kinh tâm thần được tiếp nhận vào trung tâm sớm hồi phục, trở về với cộng đồng, đơn vị đã thực hiện nhiều liệu trình, hoạt động chăm sóc và bảo vệ.

Tận tâm hỗ trợ người tâm thần tái hòa nhập cộng đồng
Return to top