ClockThứ Năm, 29/11/2012 16:15

Cơ hội cho người dân vùng trũng

TTH - "Máy sấy lúa SRA-10 ra đời góp phần rất lớn trong việc sấy lúa cho bà con nông dân, hạn chế tối đa lượng lúa bị hư hỏng, ẩm mốc do mưa lũ kéo dài, đồng thời nâng cao chất lượng gạo do máy sấy đều và đảm bảo đủ độ khô. Đây là máy sấy lúa sử dụng chất đốt bằng trấu đầu tiên có mặt trên địa bàn tỉnh". Ông Phùng Hữu Thạnh, Chủ nhiệm HTX Nông nghiệp Thủy Thanh II cho biết.

Xã Thủy Thanh (thị xã Hương Thủy) là vùng thấp trũng, thời tiết bấp bênh do mưa lũ kéo dài cùng với quá trình đô thị hóa phát triển nhanh nên hệ thống sân phơi cũng ngày càng thu hẹp. Lượng lúa sau khi gặt do không có sân phơi thường bị hư hỏng, ẩm mốc. Mặt khác, nếu đưa lúa ra phơi ở các sân, đường bê tông nông thôn hoặc sấy thủ công bằng than tại các hộ gia đình thì chất lượng gạo sau khi xay xát rất kém do độ khô của lúa không đồng đều, lượng lúa bị dập nát và hao hụt nhiều trong quá trình phơi.

Máy sấy lúa SRA-10 tại HTX Thủy Thanh II mang lại cơ hội cho người dân trong việc sấy lúa tránh hư hỏng

Ông Nguyễn Lương Bảy, Giám đốc Trung tâm KC & XTTM tỉnh cho biết: “Vào mùa thu hoạch lúa, thời tiết ở Thừa Thiên Huế thường bấp bênh, mưa lũ kéo dài nên lúa sau khi gặt không thể phơi khô dẫn đến ẩm mốc và hư hỏng, gây bất lợi cho người dân nông thôn. Sau khi máy sấy lúa tại HTX Thủy Thanh II đưa vào hoạt động sẽ góp phần mang lại cơ hội cho người dân nông thôn, hạn chế tối đa số lượng lúa bị hư hỏng, giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường và quan trọng hơn đó là nâng cao chất lượng cho sản phẩm gạo, hướng đến đưa sản phẩm gạo Thủy Thanh vào tiêu thụ tại hệ thống siêu thị trong và ngoài tỉnh”.

Được Trường đại học Nông lâm Huế tư vấn về kỹ thuật và nguồn hỗ trợ kinh phí của Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (KC & XTTM) tỉnh, HTX Thủy Thanh II đã đầu tư kinh phí trang bị máy sấy lúa hiệu SRA-10. Với tổng kinh phí 320 triệu đồng, trong đó Trung tâm KC & XTTM tỉnh hỗ trợ 62 triệu đồng, máy sấy lúa SRA-10 có công suất 10 tấn/mẻ và tiêu tốn 6 tạ trấu. Ưu điểm của máy sấy lúa này là sử dụng chất đốt bằng trấu để sấy lúa nên đã góp phần giải quyết lượng trấu phế thải trong quá trình xay xát, giải quyết vấn nạn ô nhiễm môi trường. Máy sấy lúa có chức năng sấy lúa từ độ ẩm 30% xuống còn 14%.

Chúng tôi có mặt tại HTX Nông nghiệp Thủy Thanh II đúng lúc Trung tâm KC & XTTM tỉnh và các ban ngành chức năng đang triển khai nghiệm thu máy sấy lúa SRA-10. Là một trong những HTX nông nghiệp quy mô lớn trên địa bàn với nhiều ngành nghề, dịch vụ khác nhau, đáp ứng nhu cầu cho 1.200 xã viên trên địa bàn xã và các vùng lân cận. Hiện, HTX có 2 máy gặt đập liên hợp công suất 1 ngày 6ha/máy, nhà máy chế biến xay xát công suất 1,8 tấn lúa/ha cùng với nhiều xe tải vận chuyển hàng hóa. Máy sấy lúa SRA-10 ra đời góp phần mang lại lợi ích kép cho HTX, đó là lúa sau khi được gặt bằng máy gặt đập liên hợp, có xe vận chuyển về nhà máy và đưa vào sấy khô, sau đó đưa thẳng vào máy xay xát và đưa ra thị trường tiêu thụ. Sau khi hoàn tất các thủ tục nghiệm thu, máy sấy lúa đã được vận hành chạy thử và đảm bảo các yêu cầu về kỹ thuật, công suất và hiệu quả mang lại.
Ông Phùng Hữu Thạnh, Chủ nhiệm Nông nghiệp HTX Thủy Thanh II cho biết: “Thủy Thanh đang được chọn là cánh đồng mẫu lớn, là xã nông thôn mới. Mô hình máy sấy lúa ra đời đã mang lại nhiều thuận lợi và hiệu quả kinh tế rất cao cho HTX nói chung và người dân trên địa bàn nói riêng. Hướng tới, HTX sẽ tiến hành thu mua lúa tươi của bà con xã viên và đem sấy khô, góp phần giải quyết đầu ra, đầu vào trong sản xuất nông nghiệp, giúp bà con xã viên yên tâm khi vào vụ gặt mà thời tiết mưa bão kéo dài”.
Bài, ảnh: Thanh Hương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Return to top