ClockThứ Tư, 04/03/2020 10:19

Cơ hội trong rủi ro

TTH - Yêu cầu tổ chức tín dụng chủ động nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, rà soát, đánh giá mức độ thiệt hại, ảnh hưởng của khách hàng đang vay vốn do dịch COVID-19...

Đồng hành cùng doanh nghiệp và người lao động trong mùa dịchHỗ trợ người lao động nghèo phòng chống dịch COVID-19Còn 75 trường hợp nghi nhiễm Covid-19 đang cách ly, theo dõi chặt chẽ

Đó là điều không dễ. Cũng không phải ai cũng nhìn thấy hoặc tìm thấy.

Những con số mà COVID-19 tác động đến nền kinh tế đã cho thấy áp lực vô cùng lớn đối với tất cả các doanh nghiệp, các chủ cơ sở sản xuất, chủ hộ kinh doanh. Trên bình diện chung của cả nước, chỉ số sản xuất của toàn ngành công nghiệp trong 2 tháng đầu năm dừng lại ở ngưỡng 6,2%; giảm 3% so với cùng kỳ của năm 2019. 16.200 doanh nghiệp tạm dừng kinh doanh có thời hạn với mức tăng gần 20% là một con số khác, kéo theo hệ lụy về việc làm, tiền lương và chất lượng sống cho người lao động.

Giãn việc, hoạt động cầm chừng hay là cố duy trì hoạt động dựa trên cắt giảm nguồn lao động – dù là tạm thời – là trạng thái khá phổ biến trong sự vận hành các hoạt động kinh tế, dịch vụ. Chưa ai có thể đoán định được tình hình này khi nào sẽ kết thúc, khi mà COVID-19 vẫn đang loang ra nhiều quốc gia trên thế giới. Dưới 4% là mục tiêu kiểm soát lạm phát của Việt Nam trong năm 2020 nhưng chỉ trong 2 tháng đầu năm, mức lạm phát của chúng ta đã tiệm cận 6%. CPI có thể còn tiếp tục giảm khi người dân cũng đã giảm mua sắm, hạn chế du lịch cũng như các hoạt động vui chơi, giải trí khác vì ngại đám đông…

Mất cân bằng cung cầu cũng là điều đang được cảnh báo. Tìm hướng, tìm thị trường, dư địa mới để ổn định hoạt động, phát triển và giữ nhịp tăng trưởng là điều đang được định ra ở các quyết sách và chính sách từ vĩ mô đến vi mô. Loay hoay tìm cách tháo gỡ, vượt khó đang là vấn đề của các doanh nghiệp. Điều này cũng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết khi COVID-19 không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà đã trở thành vấn đề của toàn cầu.

Yêu cầu tổ chức tín dụng chủ động nắm bắt tình hình sản xuất kinh doanh, rà soát, đánh giá mức độ thiệt hại, ảnh hưởng của khách hàng đang vay vốn do dịch COVID-19; cho vay mới đối với khách hàng theo quy định để ổn định sản xuất kinh doanh là các giải pháp mà Ngân hàng Nhà nước đã đưa ra để giảm thiểu khó khăn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, ổn định thị trường. Đồng hành với chủ trương này, nhiều gói tín dụng lớn đã được các ngân hàng SHB, Vietcombank, BIDV, Agribank… triển khai. Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Thừa Thiên Huế, một khoản vay 10.000 tỷ đồng với lãi suất giảm từ 1% đến 2% cũng sẽ được Sacombank triển khai khi văn bản được ban hành. Vietcombank cũng sẽ có các khoản hỗ trợ,  giảm dư nợ đối với VN đồng. Có thể xem đây như là những động thái tích cực ban đầu xung quanh việc đang được chờ đợi về miễn giảm lãi suất cho vay, khoanh nợ, giãn nợ, nới lỏng các điều khoản trả nợ, giãn thời gian đóng bảo hiểm xã hội để đáp ứng phần nào yêu cầu của các doanh nghiệp.

Nhưng không phải thông tin nào cũng tiêu cực. Đó là trong quá trình tìm kiếm cơ hội để thoát khỏi rủi ro, hoặc giảm bớt rủi ro, một số doanh nghiệp trước đây chưa thể ngồi lại cùng nhau nay đã kết nối, tìm hướng đi chung. Ít nhất là cùng nhau chia sẻ những thời điểm khó khăn và tìm thấy những lợi ích về kinh tế hay góc độ quản trị, cùng nhau tạo sức đề kháng để vượt qua khó khăn - theo cách nói của Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định. Theo chúng tôi, đây cũng là một cơ hội khác, để các doanh nghiệp có thể đồng hành và hóa giải được rủi ro.

Minh Hà

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số

Đó là một trong những nội dung thu hút nhiều thảo luận tại Hội nghị “Khoa học cố đô mở rộng về Chuyển đổi số trong y học” diễn ra chiều 28/3. Hoạt động được Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức.

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số
Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới

Với nhiều quy hoạch lớn mang tầm chiến lược ở Thừa Thiên Huế cũng như Luật Đất đai 2024 (sửa đổi) và nhiều luật mới đã, sắp ban hành, hy vọng sẽ tạo động lực cho Thừa Thiên Huế bứt phá trong tương lai gần.

Cơ hội bứt phá cho mục tiêu mới
Giá dầu tăng khi rủi ro địa chính trị gây thêm lo ngại về nguồn cung

Theo Hãng thông tấn Reuters, giá dầu đã tăng trong đầu phiên giao dịch châu Á ngày 25/3, trong bối cảnh lo ngại về nguồn cung toàn cầu thắt chặt hơn do xung đột leo thang ở khu vực Trung Đông và cuộc xung đột tại Ukraine, trong khi số lượng giàn khoan của Mỹ sụt giảm góp phần vào áp lực tăng giá.

Giá dầu tăng khi rủi ro địa chính trị gây thêm lo ngại về nguồn cung
Đoàn Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cùng các nhà đầu tư đến thăm, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2

Ngày 25/3, Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) Hàn Quốc do Thượng nghị sĩ Quốc hội, thành viên Ủy ban Y tế phúc lợi, Ủy ban Phụ nữ và gia đình Quốc hội Hàn Quốc Choi Younsuk làm trưởng đoàn cùng đại diện Bộ Y tế Phúc lợi Hàn Quốc, Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại Đà Nẵng, nhà đầu tư, giám đốc điều hành các doanh nghiệp trong lĩnh vực y tế Hàn Quốc đến thăm, tìm hiểu cơ chế đầu tư giai đoạn 2 tại Bệnh viện Trung ương Huế Cơ sở 2.

Đoàn Đại biểu Quốc hội Hàn Quốc cùng các nhà đầu tư đến thăm, làm việc tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2
Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC):
Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn

Được thúc đẩy bởi chi tiêu của người tiêu dùng và chính phủ, cũng như ngành du lịch, nền kinh tế khu vực Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) được ước tính tăng trưởng 3,5% vào năm 2023, và dự kiến sẽ duy trì tăng trưởng ở mức 3,2% trong năm 2024, cao hơn so với các ước tính trước đó, theo Đơn vị Hỗ trợ Chính sách APEC (PSU).

Triển vọng tăng trưởng tươi sáng hơn, nhưng rủi ro vẫn còn
Return to top