ClockThứ Năm, 04/06/2020 10:26

Có một dòng vốn đắt đỏ

TTH - Đang có một thị trường lãi suất rất cao – trái phiếu doanh nghiệp (DN), dao động từ 10,5 - 12,5%/năm. Lãi suất cao đang hút một lượng vốn lớn của nhà đầu tư. Theo Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội, con số này 4 tháng đầu năm 2020 là hơn 50.000 tỷ đồng.

Kịch bản của nợ xấuXử lý nợ xấu như thế nào để đạt hiệu quả?Tiếp tục triển khai các giải pháp xử lý nợ xấu

Trái phiếu DN có hai dạng phát hành - phát hành rộng rãi ra công chúng và trái phiếu riêng lẻ. Trái phiếu DN phát hành ra công chúng phải tuân thủ các nguyên tắc hết sức chặt chẽ và phải được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy chứng nhận. Trong khi đó, phát hành trái phiếu DN riêng lẻ “dễ thở” hơn nhiều và chỉ công bố thông tin trực tiếp cho bên mua và cho Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội.

Thông thường các điều kiện ràng buộc ít hơn thì cũng đồng nghĩa với độ rủi ro cao hơn. Điều này giải thích vì sao trái phiếu DN riêng lẻ hiện tại đang ở mức cao hơn nhiều so với trái phiếu DN phát hành ra công chúng và cao có khi gấp đôi so với lãi suất ngân hàng.

Bất kỳ một sự rủi ro nào ở lĩnh vực tài chính cũng có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế. Rủi ro càng lớn nó có thể tác động đến cả nền kinh tế. Chúng ta đã từng chứng kiến một thời kỳ cách đây chưa lâu, nhiều ngân hàng ồ ạt cho vay “dưới chuẩn” đã làm cho “đống” nợ xấu tăng lên, gây áp lực rất lớn đối với nền kinh tế.

Ở Huế, nhiều công trình dang dở trong thời kỳ nợ xấu tăng cao, giờ vẫn còn “trơ trơ bóng nguyệt”. Đi ven biển từ Thuận An xuống Phú Thuận, Phú Diên (Phú Vang) chúng ta sẽ thấy còn nhiều công trình như vậy.

Điều này cho thấy, hễ đụng đến tài chính là phải hết sức thận trọng – từ Nhà nước (quản lý) nhà đầu tư (cho vay) và cả người đi vay. Càng có những dấu hiệu chứng tỏ độ rủi ro tăng lên thì cần phải càng hết sức thận trọng.

Những dấu hiệu nói trên có thể phản ánh là DN có thể đang khát vốn. Đi vay ngân hàng cũng là một kênh huy động vốn, phát hành trái phiếu cũng là một kênh. Lẽ thường, DN sẽ chọn kênh huy động vốn nào rẻ nhất. So với các kênh huy động vốn hiện tại thì kênh đi vay từ ngân hàng là rẻ nhất. Thế nhưng vì sao DN không vay? Có thể DN đã hết hạn mức vay trong khi cơ hội làm ăn trong ngắn hạn và dài hạn vẫn có. Điều này đã buộc DN phải tìm đến một kênh huy động vốn khác, dù đắt đỏ hơn! Tuy nhiên, chúng ta cũng không thể loại trừ những DN có “thể trạng” tài chính yếu, huy động để tái cơ cấu nợ, chẳng hạn. Đồng tiền huy động nếu không được sử dụng lành mạnh sẽ rất dễ dẫn đến đổ vỡ.

Đối với người mua trái phiếu cũng cần phải thận trọng xem xét vấn đề này. Giữa một kênh huy động vốn 8%/năm và một kênh huy động 12,5%/năm, thậm chí có thông tin còn hơn thế nữa, với người có tiền đầu tư vào các kênh này, rõ ràng, lãi suất càng cao độ hấp dẫn càng lớn. Rất có thể chính độ hấp dẫn của lãi suất làm cho nhà đầu tư quên đi nguyên tắc rủi ro!

Như trên đã nói, một khi rủi ro xảy ra, theo một phản ứng dây chuyền, ít nhiều các bên liên quan đều bị ảnh hưởng. Quy mô càng lớn, diện càng rộng thì độ ảnh hưởng tiêu cực càng sâu sắc. Vì vậy đòi hỏi tất cả các bên đều phải thận trọng. Các ngành chức năng quản lý Nhà nước cần nghiên cứu thận trọng và thường xuyên cảnh báo điều này. Ngay DN phát hành trái phiếu cũng phải tính toán kỹ lưỡng từng món phát hành, mục đích sử dụng, phát huy tối đa hiệu quả đồng vốn huy động. Nhà đầu tư, với tư cách là người bỏ tiền, chuyện được mất cũng phải nghiên cứu thận trọng, không nên “đánh cược”.

Nguyên Lê

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái

Với mục tiêu đặt ra là đến năm 2030, khoảng 40-50% địa phương trong cả nước có kế hoạch chuyển đổi các khu công nghiệp hiện hữu sang khu công nghiệp sinh thái và 8-10% địa phương có định hướng xây dựng khu công nghiệp sinh thái mới, nhu cầu vốn đầu tư là rất lớn.

Gỡ khó cho đầu tư khu công nghiệp sinh thái
Đầu tư dịch vụ để hút khách quốc tế

Thu hút khách quốc tế và đầu tư dịch vụ trong nhiều trường hợp như vướng vào bài toán “con gà, quả trứng”. Nhưng để phát triển du lịch, thu hút khách quốc tế, chuyện đầu tư dịch vụ xứng tầm vô cùng quan trọng.

Đầu tư dịch vụ để hút khách quốc tế
Lệch pha tăng trưởng

Nguồn vốn huy động vẫn chảy đều vào các ngân hàng, dù lãi suất huy động đang chạm đáy. Trong khi đó, lãi suất cho vay đang ở mức thấp, nhưng tăng trưởng tín dụng lại không mấy khả quan.

Lệch pha tăng trưởng
Return to top