Thế giới

Có những người “không muốn đi du lịch nữa”

ClockThứ Ba, 20/12/2022 17:09
TTH.VN - Dữ liệu thống kê cho thấy sau dịch, mọi người đang đi du lịch thường xuyên hơn và trong thời gian dài hơn, với nhiều người lên kế hoạch cho các chuyến đi như một sự kiện lớn trong năm nay.

Lượng khách nước ngoài đến Nhật Bản tăng gần 12 lần trong tháng 9/2022Dỡ bỏ kiểm soát biên giới, Nhật Bản hy vọng ngành du lịch sẽ bùng nổ trở lạiNhật Bản dự kiến nối lại du lịch miễn thị thực trong tháng 10Nhật Bản dự định bỏ yêu cầu đối với thị thực du lịchKhách nước ngoài đến Nhật Bản tiếp tục vượt mức 100.000 người

Sau dịch COVID-19, nhiều người dân Nhật Bản "không muốn đi du lịch nữa", Ảnh minh họa: AFP/TTXVN/Vietnam+

Dù vậy, đây không phải là thực tế cho tất cả mọi người trên toàn thế giới. Điều này được thể hiện rõ nhất khi một nhóm dân số đang lặng lẽ thoát khỏi đại dịch mà không còn hứng thú đi du lịch.

Kết quả của một cuộc khảo sát được thực hiện với 16.000 người trưởng thành ở 15 quốc gia do Công ty Tư vấn Toàn cầu Morning Consult thực hiện cho thấy rằng, châu Á là khu vực có tỷ lệ người dân nói rằng “họ sẽ không bao giờ đi du lịch” cao nhất.

Cụ thể, khoảng 15% người Hàn Quốc và 14% người dân Trung Quốc khi được hỏi trả lời rằng họ sẽ không bao giờ đi du lịch nữa.

Theo sau đó là Bắc Mỹ, với 14% người Mỹ và 11% người Mexico khi được hỏi cũng cho câu trả lời tương tự.

Nhật Bản có nhiều người “không muốn đi du lịch nữa” nhất

Tuy nhiên, không có quốc gia nào đạt đến mức miễn cưỡng, không muốn đi du lịch cao như Nhật Bản, với khoảng 35% số người khi được hỏi cho biết họ không có ý định đi du lịch nữa.

Lindsey Roeschke, một nhà phân tích du lịch và khách sạn tại Morning Consult thông tin, cuộc khảo sát đã hỏi về ý định triển khai “bất kỳ chuyến du lịch giải trí nào”, không phân biệt giữa các kế hoạch trong nước hay quốc tế.

Bà cho biết, những người được hỏi đã được khảo sát 2 lần trong năm nay là vào tháng 4 và tháng 7. Trong thời gian đó, sự tự tin khi đi du lịch của người Nhật được cho là đã tăng lên. Tuy nhiên xét tổng thể cả hai đợt khảo sát, số người chia sẻ “không bao giờ đi du lịch nữa” vẫn giữ nguyên ở Nhật Bản.

Theo báo cáo, ngay cả khi ý định đi du lịch của người dân ngày càng tăng, tỷ lệ này ở Nhật Bản vẫn thua xa các quốc gia khác, bao gồm cả những quốc gia ở Bắc Á. Điều này thể hiện ở số liệu, khoảng 45% người Nhật Bản được hỏi cho biết, họ có ý định du lịch trong năm tới, qua đó thể hiện tỷ lệ thấp hơn nhiều so với 65% ở Trung Quốc và 66% ở Hàn Quốc.

Ngược lại, có đến 77% người Đức được hỏi cho biết họ có kế hoạch đi du lịch trong 12 tháng tới.

“Không muốn ra nước ngoài”

Nhiều quốc gia chứng kiến sự bùng nổ du lịch do nhu cầu bị dồn nén và lượng đặt chỗ du lịch ở nước ngoài tăng mạnh sau khi biên giới mở cửa trở lại. Dù vậy, phản ứng của Nhật Bản đối với việc mở cửa trở lại của quốc gia là không mạnh mẽ nhất.

Dai Miyamoto, người sáng lập Công ty du lịch Japan Localized trả lời phóng viên báo CNBC rằng nhiều cư dân “không muốn ra nước ngoài” và đang chọn “đi du lịch trong nước”.

Theo Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản, khoảng 386.000 du khách Nhật Bản đã ra nước ngoài trong tháng 8 vừa qua, thấp hơn nhiều so với ước tính 2,1 triệu người đã đi du lịch nước ngoài vào tháng 8/2019.

Hideki Furuya, Giáo sư tại Đại học Tokyo, người nghiên cứu về hành vi của khách du lịch cho biết điều này là do người Nhật Bản “ngại rủi ro”.

Áp lực đồng trang lứa cũng sẽ khiến khách du lịch chỉ chọn đi các địa điểm gần nhà nếu nguy cơ lây nhiễm COVID-19 cao.

Tetsuya Hanada, giám đốc điều hành Công ty thực phẩm và du lịch Tabimori Inc. cho biết, ông tin rằng tài chính thậm chí còn là một yếu tố lớn hơn.

Không nơi nào như ở nhà

Theo thống kê của Tổ chức Du lịch Quốc gia Nhật Bản, sau sự gia tăng nhanh chóng về du lịch quốc tế trong những năm 1970 và 1980, số lượng người dân Nhật Bản đi du lịch nước ngoài phần lớn đã chững lại kể từ giữa những năm 1990.

Gần như chỉ khoảng 18 triệu du khách Nhật Bản Nhật Bản đi du lịch nước ngoài vào năm 2000 và 2019, bất chấp khung thời gian là một trong những khoảng thời gian tăng trưởng đáng kinh ngạc đối với du lịch quốc tế trên toàn thế giới.

“Rào cản ngôn ngữ và thiếu các kỳ nghỉ liên tục là một số lý do khiến du lịch trong nước được ưa chuộng hơn. Bên cạnh đó, môi trường làm việc cũng khiến người lao động Nhật Bản khó có được các kỳ nghỉ phép có lương”, chuyên gia Hideki Furuya chia sẻ.

Ngoài ra, sự hấp dẫn của thiên nhiên, lịch sử và văn hóa Nhật Bản cũng là động lực để họ chọn du lịch trong nước. Điều này sẽ gây thêm áp lực lên các điểm đến vốn phổ biến với du khách Nhật Bản, đơn cử như Đài Loan, Hàn Quốc và Hawaii.

Dù vậy, các chuyên gia vẫn cho rằng theo thời gian, người dân Nhật Bản sẽ có xu hướng đi du lịch trở lại, với nhận định người Nhật được cho là dễ dàng bị tác động bởi số đông và một ý kiến, cảm xúc có thể bị thay đổi sau 5 năm. Song hy vọng là xu hướng và nhu cầu, mong muốn đi du lịch sẽ không mất thời gian lâu đến vậy.

Sau khi chứng kiến và nghe thấy mức độ năng động của người phương Tây, hy vọng nhu cầu du lịch quốc tế trước năm 2020 sẽ sớm trở lại.

Nhiều người khác cũng đang “ở nhà”

Ngoài Nhật Bản, cũng có nhiều du khách khác ở Anh và Singapore... chia sẻ họ đã mất đi niềm đam mê du lịch.

Nguyên nhân dẫn đến việc này là lo lắng về đại dịch, việc đi lại bị gián đoạn, hoãn chuyến bay, hay thiếu hụt nhân sự...

Dù vậy, vẫn còn nhiều du khách đang chuẩn bị cho chuyến đi của mình, qua đó thắp lên hy vọng phục hồi cho ngành du lịch của các nước trên toàn cầu.

Đan Lê (Lược dịch từ CNBC)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung

Từ ngày 16 đến 18/4, Bệnh viện Trung ương (BVTW) Huế phối hợp với đoàn bác sĩ của Bệnh viện Kyoto Katsura (Nhật Bản) tổ chức đợt huấn luyện nâng cao về nội soi tiêu hóa can thiệp cho các bác sĩ tại các Bệnh viện Đa khoa khu vực miền núi phía Bắc Quảng Nam, Bệnh viện Hoàn Mỹ Đà Nẵng, Bệnh viện C Đà Nẵng, Bệnh viện 199 Đà Nẵng và Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi.

Đào tạo nội soi cho bác sĩ 5 bệnh viện khu vực miền Trung
Nhật Bản: Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20% tổng số hộ gia đình vào năm 2050

Một nghiên cứu mới của Viện Nghiên cứu An sinh xã hội và Dân số quốc gia Nhật Bản cho biết, đến năm 2050, 10,8 triệu người cao tuổi ở nước này sẽ sống một mình, chiếm 20,6% tổng số hộ gia đình, đánh dấu sự gia tăng kể từ năm 2020, khi chỉ 7,37 triệu người già - tương đương 13,2% tổng số hộ gia đình, sống một mình.

Nhật Bản Người cao tuổi sống một mình sẽ chiếm 20 tổng số hộ gia đình vào năm 2050
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
Return to top