ClockThứ Năm, 27/09/2018 06:30

Có tâm với người nhiễm “H”

TTH - Là nữ hộ sinh nhưng với tinh thần yêu nghề, làm việc trách nhiệm, chị Nguyễn Thị Sim, cán bộ Trạm Y tế thị trấn Phong Điền (Phong Điền) đã để lại hình ảnh đẹp trong mắt mọi người, nhất là những người có “H” (người bị nhiễm HIV).

Hỗ trợ quà cho hai người nhiễm "H" có hoàn cảnh khó khănHết lòng vì người có “H”Hành trình vượt khó của chàng trai nhiễm “H”

Chị Nguyễn Thị Sim

Sinh năm 1980, sau khi tốt nghiệp lớp nữ hộ sinh Trường cao đẳng Y tế Huế, chị Sim vui vẻ về quê công tác tại Trạm Y tế thị trấn Phong Điền. Với mong muốn giúp người dân được chăm sóc y tế tốt từ cơ sở, chị không ngần ngại tham mưu, đề xuất với lãnh đạo chủ động trang bị thêm nhiều thiết bị y tế, triển kỹ thuật mới, như siêu âm, xét nghiệm; triển khai tốt công tác khám, chữa bệnh kết hợp giữa y học cổ truyền và hiện đại...

Năm 2000, được phân công phụ trách các chương trình mục tiêu y tế quốc gia, như tiêm chủng mở rộng, dân số kế hoạch hóa gia đình, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em, dịch bệnh... chị đều xây dựng kế hoạch, phối hợp truyền thông, tư vấn nói chuyện từng nhóm hộ, đến từng gia đình giúp mọi người nhận thức tham gia, hưởng ứng đầy đủ. Chỉ tiêu các hoạt động hàng năm đều đạt và vượt, nhất là tỷ lệ tiêm chủng mở rộng luôn đạt gần 100%; không để bệnh dịch xảy ra trên địa bàn. Nhiều năm liền, Trạm Y tế thị trấn Phong Điền được cấp trên đánh giá cao về thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia về y tế.

Sau năm 2005, chị lại được lãnh đạo trạm giao phụ trách thêm công tác phòng, chống “H” ở địa phương. Thời điểm này, người nhiễm HIV/AIDS luôn bị e ngại, xa lánh. Chị thầm nghĩ những việc khó, nếu đùm đẩy ai sẽ gánh vác. Ngoài công việc chung, chị lặng lẽ tìm hiểu, cập nhật kiến thức mới về “H”, hàng tháng phối hợp với các ban, ngành, hội đoàn địa phương tổ chức lồng ghép tuyên truyền, đưa hoạt động phòng, chống “H” về cơ sở; tổ chức cam kết tại khu vực dân cư, tổ dân phố nói không với “H”. Khi những trường hợp đến khám điều trị tại Trạm y tế, nhận biết nguy cơ cao, chị kết nối tư vấn, cung cấp thông tin giúp mọi người hiểu rõ căn bệnh “H”. Qua những buổi truyền thông, tư vấn, sự hiểu biết của mọi người về “H” thấu đáo hơn. Từ đó, họ có ý thức phòng tránh cho chính mình và những người xung quanh...

Hoạt động phòng chống “H” ở địa phương khó nhất của cán bộ y tế là giúp những người trong cuộc hiểu về bản chất căn bệnh nhằm xóa đi sự tự ti, mặc cảm. Khi tìm hiểu, nhiều người có “H” ở thị trấn Phong Điền đều xem chị Sim là bạn thân. Thông qua sự tâm tình, gần gũi, sẻ chia của chị Sim hầu hết họ đã xóa đi sự tự ti, mặc cảm sớm hòa nhập cộng đồng.

Hiện nay, thị trấn Phong Điền có 6 trường hợp nhiễm “H”. Họ là những người nằm trong độ tuổi lao động theo ngành nghề phổ thông, kiếm sống hàng ngày. Ban đầu tiếp cận, gặp những trường hợp này không dễ, vì đa phần đều tạo khoảng cách, không muốn cộng đồng biết mình đang bị nhiễm “H”. Có người còn lảng tránh, hăm dọa khi cán bộ y tế đến thăm. Biết rõ tâm lý, chị Sim tìm cách tiếp cận từng bước, dành cho đối tượng câu hỏi thể hiện sự quan tâm đến sức khỏe. Lúc rỗi, lễ tết, chị ghé thăm nhà, hỏi thêm chuyện ăn uống sinh hoạt... Khi họ ốm đau, chị kịp thời có mặt, động viên, hỗ trợ quà... Từ đó, họ cảm thấy chị Sim gần gũi thân thiết như người trong gia đình.

Bác sĩ Cao Thuyết, Trưởng khoa Kiểm soát bệnh tật và HIV, Trung tâm Y tế huyện Phong Điền nhận định: “Trạm Y tế thị trấn Phong Điền là điển hình làm tốt công tác phòng chống “H”. Chị Sim là một hình ảnh đẹp, có tâm với người bệnh “H”. Nhiều trường hợp ban đầu phát hiện trong người nhiễm “H” rơi vào trạng thái khủng hoảng, tự ti, mặc cảm. Qua sự tiếp cận, động viện, tư vấn giúp đỡ tận tình của chị Sim họ đã tìm được chỗ dựa tinh thần, tìm phương pháp điều trị phù hợp cho bản thân để ổn định sức khỏe, xây dựng cuộc sống hạnh phúc”.

Bài, ảnh: Minh Trường

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trách nhiệm vì cộng đồng

Tuổi trẻ công an toàn tỉnh đã có những hành động, việc làm ý nghĩa hướng về cộng đồng.

Trách nhiệm vì cộng đồng
Lan tỏa tinh thần, trách nhiệm tuổi trẻ

Tuổi trẻ bộ đội biên phòng (BĐBP) tỉnh trên hai tuyến biên giới phát huy vai trò xung kích, sáng tạo trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, tích cực tham gia có hiệu quả thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH), củng cố quốc phòng - an ninh ở khu vực biên giới, góp phần quan trọng xây dựng biên giới giàu đẹp.

Lan tỏa tinh thần, trách nhiệm tuổi trẻ
Trách nhiệm của người trẻ với an toàn giao thông

Công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông cho thanh, thiếu niên được tuổi trẻ Thừa Thiên Huế triển khai với đa dạng hình thức, góp phần nâng cao nhận thức cho đoàn viên, thanh niên và mỗi người dân về việc chấp hành pháp luật giao thông.

Trách nhiệm của người trẻ với an toàn giao thông
Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên khi tham gia mạng xã hội

Tiếp cận, sử dụng mạng xã hội (MXH) là quyền và nhu cầu chính đáng của người dân, trong đó có cán bộ, đảng viên, công chức. Tuy nhiên, MXH là “mạng ảo” bên cạnh những thông tin chính thống, tích cực là các luồng thông tin xấu độc, phản cảm, vi phạm pháp luật đòi hỏi mỗi người, nhất là cán bộ, đảng viên cần có ý thức trách nhiệm chuẩn mực, đấu tranh phản biện tích cực khi tham gia MXH.

Trách nhiệm của cán bộ, đảng viên khi tham gia mạng xã hội
Tình cảm gia đình và trách nhiệm công dân qua “những lá thư vượt tuyến”

Trần Hoàn, tên thật là Nguyễn Tăng Hích (27/12/1928 – 23/11/2003), nhạc sĩ tên tuổi trong nền âm nhạc cách mạng Việt Nam. Hàng trăm ca khúc của ông đã đi vào lòng công chúng ngay từ những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp như: Sơn nữ ca, Lời người ra đi, Hoàng hôn đêm trăng… Và cả trong sự nghiệp sáng tác của ông sau này, nhiều ca khúc với âm điệu ngọt ngào, sâu lắng như: Lời ru trên nương, Nắng tháng ba, Gửi Huế, Mùa xuân nho nhỏ, Giữa mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm, Thăm bến Nhà Rồng, Lời Bác dặn trước lúc đi xa… mãi đọng lại trong lòng khán, thính giả yêu âm nhạc.

Tình cảm gia đình và trách nhiệm công dân qua “những lá thư vượt tuyến”
Return to top