ClockThứ Hai, 04/05/2015 14:54

Có thương hiệu, có lợi ích

TTH - Năm 2014, làng nghề chế biến thủy hải sản Phụ An (Vinh Hiền, Phú Lộc) đón nhận danh hiệu làng nghề truyền thống do UBND tỉnh trao tặng. Xây dựng được thương hiệu riêng để quảng bá ra thị trường, nhưng chính quyền và người dân vẫn còn nhiều băn khoăn do chưa hiểu hết lợi ích.

Theo ông Lợi, sau khi xây dựng được thương hiệu, nhãn mác. Năm 2015, địa phương sẽ chú trọng đến đóng chai và bảo quản

Nghĩ chưa tới

Hình thành từ lúc khai canh làng, ban đầu nghề chế biến thủy hải sản ở Vinh Hiền chủ yếu là những sản phẩm được chế biến để dự trữ cho những ngày bão lũ. Khi thị trường có nhu cầu, người dân ở đây tạo sản phẩm chủ yếu là nước mắm, mắm cá rò, mắm cá các loại, mắm hàu cung ứng cho người dân địa phương và các vùng lân cận. Đến nay, sản phẩm đã được bán rộng rãi trên địa bàn tỉnh, các tỉnh phía Nam và Bắc. 
Hiện hoạt động làm mắm của bà con làng nghề chế biến thủy hải sản Phụ An diễn ra khá bình thường. Dụng cụ làm mắm tạm bợ, chưa có nhãn mác, chưa có nhiều nét mới sau khi có thương hiệu. Do đăng ký nhãn mác Phụ An gần trùng với một thương hiệu Phú An (khi viết không dấu sẽ giống nhau) nên phía cơ quan chức năng yêu cầu đổi lại tên thương hiệu.
Quyết định đổi lại thương hiệu thành làng nghề chế biến thủy hải sản Vinh Hiền là cơ hội để mở rộng phạm vi làm nghề từ 32 hộ lên 100 hộ (toàn xã). Song, chính quyền địa phương và người dân còn băn khoăn khi có thương hiệu, nhãn mác, làng nghề cạnh tranh với những nơi khác sẽ khó khăn bởi chi phí quản lý, nhãn mác sẽ đẩy giá sản phẩm cao hơn thị trường.
Ông Nguyễn Văn Lợi, Chủ tịch UBND xã Vinh Hiền trăn trở: “Ngoài chi phí quản lý, bao gói nhãn mác, những hộ tham gia hoạt động của làng nghề phải được khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Yêu cầu hoạt động ở làng nghề phải đảm bảo những điều kiện khắt khe hơn những hộ dân làm cùng nghề ở nơi khác. Do vậy, nếu không có giải pháp cụ thể, những hộ dân trong làng nghề chế biến thủy hải sản ở địa phương có thể chịu thiệt thòi phần nào đó”.
Ông Trần Hùng, Trưởng làng nghề chế biến thủy hải sản Phụ An, cho rằng, trước đây, người dân ở Vinh Hiền chần chừ không dám xin vào làng nghề vì sợ hoạt động tập thể sẽ có điều kiện áp đặt. Sau khi hiểu rõ vấn đề, họ quyết tâm tham gia nhưng vẫn còn thấy lo. “Việc vận chuyển khó khăn nên phải đóng thành từng thùng lớn. Sợ rằng, khi đến nơi, thương lái sử dụng một thương hiệu khác”.
Lợi ích nhiều hơn

Mắm ở Vinh Hiền được người dùng nhiều nơi ưa thích

 
Đem nỗi lo của chính quyền và người dân xã Vinh Hiền trao đổi với Phòng Công Thương huyện Phú Lộc, ông Trần Văn Minh Quân, Phó phòng Công Thương cho rằng, đó chỉ là nỗi lo ban đầu khi địa phương chưa nắm rõ được lợi ích của việc làng nghề có thương hiệu. Ông Quân giải thích, khi xây dựng thương hiệu, các làng nghề phải đăng ký chất lượng sản phẩm, có nhãn mác, sản phẩm có hạn sử dụng. Việc đăng ký thương hiệu rất có lợi vì sản phẩm sẽ có uy tín hơn trên thị trường, có thể được đưa vào các cơ sở thương mại như các siêu thị ở Huế, trung tâm thương mại huyện, các chợ và ra các địa phương khác tiêu thụ.
Ông Quân cho rằng, giá thành sẽ không bị đẩy lên nhiều bởi nguồn chi phí không cao trong khi lượng hàng hóa sản phẩm bán sỉ sẽ nhiều hơn. Đồng thời, nếu phát hiện tình trạng giả mạo thương hiệu, làng nghề có thể kiện lên cơ quan chức năng để xử lý theo luật về bảo hộ thương hiệu. “Khi đưa vào quản lý, giá có thể tăng lên nhưng không đáng kể. Mục tiêu là để phát triển thương hiệu ra nhiều nơi, phát triển công nghiệp nông thôn, đa dạng hóa sản phẩm. Chú trọng vào giá trị kinh tế lớn chứ không riêng gì chuyện bán lẻ như người dân lo”. Minh chứng cho điều này, ông Quân kể, trước đây làng nghề dầu tràm ở Lộc Thủy cũng lo lắng như vậy nên chỉ có 9 hộ xin vào làng nghề. Khi người dân thấy được cái lợi, bây giờ làng nghề đã có 35 hộ.
Theo ông Quân, Phòng Công Thương huyện nắm nguồn vốn khuyến công, nếu làng nghề ở địa phương có văn bản, tờ trình, đề nghị được giúp đỡ, Phòng Công Thương sẽ xem xét hỗ trợ. “Phía địa phương cần khẩn trương đăng ký lại tên thương hiệu. Đầu tư máy móc, trang thiết bị bảo quản nguyên liệu, sản phẩm. Đồng thời cần có mặt bằng sản xuất và tăng cường công tác quảng bá thương hiệu, sản phẩm. Chúng tôi sẽ xem xét hỗ trợ theo từng hạng mục của khuyến công, tạo điều kiện tối đa để làng nghề phát triển”.
Bài, ảnh: Lê Hữu Phúc
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giá xăng tăng, giá dầu giảm

Từ 15h hôm nay (28/3), mỗi lít xăng tăng 410 - 530 đồng, trong khi các mặt hàng dầu (trừ mazut) giảm 320 - 390 đồng tùy loại.

Giá xăng tăng, giá dầu giảm
Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.

Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai
Thành Trung - thôn nông thôn mới kiểu mẫu

Bằng việc triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp xây dựng nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu, với cách làm chủ động, sáng tạo, lấy người dân làm chủ thể, thôn Thành Trung (xã Quảng Thành, huyện Quảng Điền) đã trở thành thôn NTM kiểu mẫu đầu tiên của huyện Quảng Điền.

Thành Trung - thôn nông thôn mới kiểu mẫu
Ứng phó hạn, mặn

Diễn biến thời tiết phức tạp, nắng nóng dự báo gay gắt kéo dài khiến nguy cơ thiếu nước sản xuất nông nghiệp và xâm nhập mặn.

Ứng phó hạn, mặn
Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4: Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch tỉnh) được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt là bước tiến quan trọng. Tỉnh đã nhanh chóng bắt tay vào việc triển khai, thực hiện quy hoạch. Một thành phố trực thuộc Trung ương đang được hình thành, và Huế hứa hẹn sẽ trở thành nơi đáng sống, an toàn và thịnh vượng.

Mở không gian, tạo động lực phát triển - Kỳ 4 Hướng đến thành phố đáng sống, an toàn và thịnh vượng

TIN MỚI

Return to top