ClockThứ Năm, 16/10/2014 10:09

Có trạm bơm, lo quản lý, vận hành

TTH - Việc xây dựng hoàn thành trạm bơm An Thành, Thế Lại và Thành Trung đã mở ra cơ hội lớn trong phát huy tiềm năng và lợi thế sản xuất nông nghiệp ở Quảng Thành (Quảng Điền). Ước mơ bao đời của nông dân nơi đây đã trở thành hiện thực.

Mong ước bao đời...

Cứ sau mỗi mùa mưa lũ, cán bộ xã Quảng Thành lại tất tả đến các cánh đồng để thống kê lúa và hoa màu bị thiệt hại. Phần lớn diện tích lúa, hoa màu bị thiệt hại hoàn toàn do ngập dài ngày. Những vườn rau màu hy vọng còn sống sót thì bà con mất nhiều công sức, chi phí khôi phục, chăm bón. Ở Quảng Thành, những năm lũ gây hại ít nhất cũng 10 ha, có năm thiệt hại lớn đến hàng chục ha, ước vài tỷ đồng. Mùa lũ năm trước, nhiều hộ ở các Hợp tác xã (HTX) Kim Thành, Thành Trung... lao đao vì hoa màu mất trắng, thiệt hại gần hai tỷ đồng.

Một trong 3 trạm bơm điện ở Quảng Thành xây dựng sắp hoàn thành  

Chủ tịch UBND xã Đào Trọng Thành chia sẻ, vùng trũng xã Quảng Thành thường ngập úng vào mùa mưa lũ, khô hạn vào mùa nắng nóng. Sự khắc nghiệt của thời tiết khiến bà con nông dân khó phát huy tiềm năng sản xuất lúa và hoa màu.

Việc đấu úng, tưới lúa, hoa màu của các HTX và người dân Quảng Thành lâu nay chủ yếu bằng máy bơm dầu, công suất rất thấp là trở ngại lớn. Cánh đồng vài chục ha mất cả tuần đến 10 ngày mới đấu úng xong, trong khi lúa và hoa màu chỉ ngập khoảng một tuần thì hư hỏng hoàn toàn. Với trạm bơm bơm điện chỉ mất vài ngày có thể đấu úng xong vài chục ha. Chi phí đấu úng, hoặc tưới bằng máy bơm dầu cũng cao hơn trạm bơm điện từ 10-15%... Bà Lê Thị Báu ở thôn Thành Trung chia sẻ: “Từ bao đời nay, đời sống của bà con chủ yếu trồng lúa và hoa màu. Thu nhập mỗi ha lúa hiện nay trên 50 triệu đồng/năm và hoa màu từ trăm triệu đồng trở lên... Có được hệ thống trạm bơm điện đảm bảo tưới, tiêu nhằm hạn chế thiệt hại do mưa lũ, nắng hạn, nâng cao hiệu quả sản xuất là mong ước của người dân bấy lâu nay”.

Hiện thực, nhưng vẫn lo...

Quy mô các trạm bơm điện An Thành, Thế Lại và Thành Trung, gồm nhà trạm, bố trí sàn cất đáy, kết cấu bằng bê tông cốt thép; bể hút, bể xả bằng bê tông cốt thép; hệ thống điện; hệ thống kênh mương gần 3.000m bằng bê tông, đáy bằng cốt thép và một số cầu máng, cống trên tuyến...

Ba trạm bơm điện An Thành, Thế Lại và Thành Trung được UBND huyện Quảng Điền đầu tư với kinh phí khoảng 6,5 tỷ đồng. Công suất bình quân mỗi trạm 1.200m3/giờ, để tưới, tiêu cho gần 200 ha lúa ở các xứ đồng của HTX Kim Thành, xứ đồng Hậu Phường, Tiền Giang... của HTX Phú Thanh. Các công trình được xây dựng đến nay cơ bản hoàn thành, dự kiến đưa vào sử dụng phục vụ sản xuất đông xuân 2014-2015. Ước mơ của người dân sẽ thành hiện thực không lâu nữa, mở ra cơ hội nâng cao hiệu quả sản xuất nông nghiệp, vươn lên khá giàu.

Băn khoăn của lãnh đạo huyện Quảng Điền là sau khi các công trình hoàn thành nên bàn giao cho đơn vị nào quản lý, sử dụng hiệu quả, gắn với trách nhiệm đảm bảo năng lực duy tu bảo dưỡng nhằm phát huy tác dụng lâu dài. Theo Chủ tịch UBND xã Quảng Thành Đào Trọng Thành, nên giao cho các HTX trên địa bàn quản lý, sử dụng. Đó cũng là nguyện vọng và kiến nghị với lãnh đạo huyện Quảng Điền của Chủ nhiệm HTX Kim Thành - Trương Hữu Tấn. Ông Tấn cho rằng, HTX là đơn vị trực tiếp quản lý sản xuất, nắm bắt và biết rõ từng xứ đồng trong mùa mưa lũ và nắng hạn; từ đó có phương án tưới, tiêu hợp lý, đảm bảo tiết kiệm nguồn nước và chi phí điện...

Phó Chủ tịch UBND huyện Quảng Điền - Hà Văn Tuấn cũng thống nhất quan điểm của địa phương, nhưng lo ngại về năng lực quản lý, vận hành thiết bị trạm bơm và kinh phí duy tu, bảo dưỡng, sửa chữa của các HTX khi công trình xuống cấp, hư hỏng nặng. Về vấn đề này, theo chúng tôi, chính quyền địa phương, các HTX cần phối hợp, làm việc với Công ty TNHHNN 1 thành viên Quản lý-Khai thác công trình thủy lợi tỉnh để học tập kỹ năng, quy trình sử dụng, vận hành trạm bơm điện; đồng thời trao đổi, thống nhất giao đơn vị nào quản lý, khai thác với mục tiêu cuối cùng là nâng cao hiệu quả sử dụng công trình, đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp của địa phương.

Hoàng Triều
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

TIN MỚI

Return to top