ClockThứ Năm, 21/11/2019 15:57

“Co” trường công,“nở” trường tư

TTH - Trong hệ thống người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, giáo viên và nhân viên phục vụ trong hệ thống giáo dục là đông đảo nhất. Ở Thừa Thiên Huế cũng vậy, tổng số biên chế của ngành giáo dục gần 20.000 người.

Chúng ta không bàn đến con số này là nhiều hay ít vì nó buộc phải đảm bảo để phát triển sự nghiệp giáo dục. Song để lo chu toàn mọi thứ cho một lực lượng đông đảo như vậy quả là một sự khó khăn. Với mức lương mà Nhà nước quy định hiện nay, phần lớn giáo viên chỉ đáp ứng được nhu cầu tối thiểu cho cuộc sống và cho gia đình. Có những bộ phận giáo viên có cuộc sống hết sức khó khăn, như giáo viên mầm non ngoài công lập, được hưởng phụ cấp rất ít.

Nói gì thì nói, có thực mới vực được đạo. “Thực” chưa đủ thì đạo có phần bị ảnh hưởng. Có những lĩnh vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Không phải là tất cả, nhưng chúng ta không loại trừ trường hợp thiếu nhiệt huyết nơi giáo viên trong việc dạy. Ai có điều kiện dạy thêm được là cứ dạy thêm, dù biết đó là vi phạm quy định. Ai có điều kiện làm thêm thì cứ làm thêm. Ngẫm nghĩ, chúng ta có lẽ thông cảm cho giáo viên hơn là trách họ. Vì “thực” chưa tốt. Hơn nữa, trong cuộc sống và công việc, trong bối cảnh như hiện nay tạo ra nhiều áp lực. Ví dụ như ngay cả con của giáo viên cũng phải đi học thêm. Học ngoại ngữ và rèn luyện các kỹ năng như là một đòi hỏi “sống còn” để con em có điều kiện tốt hơn hội nhập sau này. Tất cả trông chờ vào đồng lương sao được! Tôi đã từng là người học ở Trường ĐH Khoa học, sau đợt tuyển sinh năm học mới vừa rồi, gặp một thầy giáo cũ, trò chuyện với thầy về tình hình tuyển sinh của “khoa mình” năm nay như thế nào, thầy bảo, đại ý rất ít khả quan. Sinh viên có những ngành tuyển rất khó khăn. Có những giảng viên của khoa giờ tranh thủ thời gian bán hàng qua mạng!

Tất cả những điều nêu trên, chắc chắn sẽ ảnh hưởng một phần đến chất lượng giáo dục? Sản phẩm của giáo dục là một yếu tố quan trọng của đầu vào của nền kinh tế. Như thế, giáo dục đã gián tiếp làm ảnh hưởng đến nền kinh tế. Học ra nhưng doanh nghiệp không sử dụng được, hoặc sử dụng thì cũng tốn kém để đào tạo lại.

Đã có nhiều ý kiến rất hay chỉ ra những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục công lập và có điều kiện để nâng cao thu nhập, đời sống, trình độ của giáo viên… đó là con đường mở rộng hệ thống giáo dục ngoài công lập. Nhà nước không ôm đồm quá nhiều trường công. Trường công nhiều mà giáo viên thiếu điều kiện để sống và làm việc tốt; chất lượng giáo dục không cao thì cũng cần nhìn nhận và xem xét lại. Có người còn nói, mức thu học phí theo quy định hiện hành không phải là học phí!? Vì mức này quá thấp, chẳng giải quyết được vấn đề gì. Vậy là các trường tổ chức thu thêm đủ loại phí (núp bóng) có khi còn cao hơn gấp nhiều lần học phí. Họ đưa ra một so sánh, vì sao các trường quốc tế thu rất cao nhưng có nhiều người theo đuổi đưa con em vào học. Vì ở đó chỉ thu một lần là học phí với những cam kết đầu ra của chất lượng giáo dục rõ ràng và được thực tế kiểm chứng. Nhà trường (nhà đầu tư) có nguồn thu; giáo viên có đời sống tốt; học sinh được học trong một môi trường có thể phát triển toàn diện…

Nhân kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam năm nay, 20/11, người viết muốn bày tỏ đôi lời như vậy. Ý kiến nên thu hẹp hệ thống trường công để có điều kiện tập trung nâng cao chất lượng, giảm áp lực chi ngân sách, hoặc ngân sách tập trung đầu tư trọng điểm; mở rộng hệ thống trường tư để cùng với hệ thống trường công để giải bài phát triển hài hòa giáo dục trong từng ngành học, bậc học, chất lượng giáo dục.

LÊ PHƯƠNG

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Quan tâm phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đại học

Sáng 7/10, Hiệp hội các trường đại học (ĐH), cao đẳng Việt Nam phối hợp với ĐH Huế tổ chức hội thảo khoa học quốc gia: “Phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đại học trong bối cảnh mới”. Đến dự hội thảo có PGS.TS. Hoàng Minh Sơn, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT).

Quan tâm phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục đại học
Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện gắn với phát triển tài năng

Nội dung này được Chủ tịch UBND TP. Huế Võ Lê Nhật nhấn mạnh tại hội nghị tổng kết năm học 2021 - 2022 và triển khai nhiệm vụ năm học 2022- 2023 diễn ra chiều 29/8. Tham dự còn có UVTV Tỉnh uỷ, Bí thư Thành uỷ Phan Thiên Định; lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo (GD & ĐT), các đơn vị trường học trên địa bàn.

Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện gắn với phát triển tài năng
Chất vấn và trả lời chất vấn:
Cải thiện chỉ số PCI và nâng cao chất lượng giáo dục

Chiều 10/12, tại Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa VII diễn ra phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Nội dung chất vấn liên quan đến các vấn đề về cải thiện chỉ số PCI; nâng cao chất lượng giáo dục, trường đạt chuẩn quốc gia và các vấn đề về giao thông, xây dựng.

Cải thiện chỉ số PCI và nâng cao chất lượng giáo dục
Chất lượng đào tạo luôn là tiêu chí hàng đầu

Trường tiểu học Vĩnh Ninh là địa chỉ giáo dục tin cậy ở Huế. Giữ gìn thương hiệu và nâng cao chất lượng giáo dục là mục tiêu mà nhà trường luôn phấn đấu và hướng đến.

Chất lượng đào tạo luôn là tiêu chí hàng đầu
Return to top