ClockChủ Nhật, 17/01/2021 14:50

Cổ tự Từ Hiếu sau ngày trùng tu

TTH.VN - Sau gần hai năm trùng tu, Tổ đình Từ Hiếu - một ngôi danh lam cổ tự nổi tiếng bậc nhất xứ Huế cơ bản hoàn thành. Chánh điện của chùa đã mở cửa để đón du khách, người dân đến tham quan, dâng hương lễ Phật.

Vương triều Nguyễn với di sản Phật giáoCơ hội “vàng” để phát triển du lịch tâm linhHòa quyện giữa du lịch văn hóa tâm linh và các loại hình du lịch khác ở HuếKhai thác du lịch tâm linhSẽ chú trọng mảng du lịch tâm linh

Chánh điện Tổ đình Từ Hiếu mở cửa đón người dân, du khách đến tham quan, dâng hương sau một thời gian dài trùng tu

Trước đó, Thừa Thiên Huế Online đưa tin, đầu năm 2019, với lý do xuống cấp không thể giữ lại, Tổ đình Từ Hiếu - nằm trên ngọn đồi Dương Xuân thuộc phường Thủy Xuân, TP. Huế phải tháo dỡ toàn bộ chánh điện để làm mới. Cùng với đó, rất nhiều hạng mục khác trong khuôn viên chùa cũng được trùng tu, làm mới do bị hư hỏng vì mối mọt, thời tiết…

Tổ đình Từ Hiếu từ lâu đã trở thành một biểu tượng của lòng hiếu thảo trong lòng người dân Việt với tên gọi nguyên sơ Am An Dưỡng do hòa thượng Tánh Thiên - Nhất Định lập nên vào năm 1843. Đến năm 1848 chùa được hòa thượng Hải Thượng - Cương Kỷ xây dựng quy mô hơn dưới sự hỗ trợ của triều đình, quan thái giám và Phật tử.

Cũng chính năm này vua Dực Tông phong hiệu chùa là Từ Hiếu với ý nghĩa “Từ là đức lớn của Phật, nếu không Từ thì lấy gì tiếp độ tứ sanh cứu giúp vạn loại. Hiếu là hạnh đầu của Phật, nếu không Hiếu thì lấy gì để đạt thông cõi nhiệm bao phủ đất trời”.

Từ Hiếu đã trải qua các đợt trùng tu vào các năm 1885, 1894 và 1962. Ngoài yếu tố lịch sử, giá trị kiến trúc độc đáo, chùa Từ Hiếu còn nổi tiếng bởi nơi đây có lưu giữ phần mộ các quan thái giám triều Nguyễn. Bên cạnh việc thờ tự, sinh hoạt tôn giáo, chùa từng đón những văn nhân chí sĩ như cụ Nguyễn Đăng Giai, Tôn Thất Hân, Nguyễn Thượng Hiền… đến đây luận đạo, đàm kinh, tham vấn lý thiền.

Những hình ảnh được Thừa Thiên Huế Online ghi lại:

Ngôi chánh điện nhìn từ bên ngoài vào sau ngày trùng tu, cơ bản vẫn giữ nguyên được các giá trị như trước đó

Hoa văn trang trí trên mái được làm mới rất tinh xảo

Hồ bán nguyệt ở trước mặt chùa cũng được quét mới, ốp sứ ở bờ thành ôm quanh hồ

Bức phù điêu ở phía trước chánh điện được giữ lại từ chánh điện cũ

Gian giữa của chánh điện nơi thờ Đức Phật

Du khách tham quan bên trong khuôn viên chùa, dưới những tán cây xanh rậm rạp rất mát mẻ

Nhà bia ở trước chánh điện cũng được trùng tu và giữ nguyên được các giá trị xưa cũ

Ngôi cổ tự nhìn từ xa, hướng ở ngoài vào nép dưới những tán thông xanh mát

Chùa Từ Hiếu còn nổi tiếng bởi nơi đây có lưu giữ phần mộ các quan thái giám triều Nguyễn

P.T (thực hiện)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Người Huế thong dong đến chùa lễ Phật ngày đầu năm mới

Dù thời tiết trời mưa phùn và lạnh nhưng rất nhiều người dân xứ Huế đã tìm đến các ngồi chùa vào sáng mùng 1 tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024 để lễ Phật, cầu một năm mới may mắn bình an, vạn sự hanh thông cho bản thân và gia đình.

Người Huế thong dong đến chùa lễ Phật ngày đầu năm mới
Điện Kiến Trung trước ngày mở cửa

Tết Nguyên đán Giáp Thìn này, điện Kiến Trung sẽ chính thức mở cửa đón khách. Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô (BTDTCĐ) Huế kỳ vọng, cung điện này sẽ là điểm đến thú vị và hấp dẫn du khách khi tham quan khu di sản Hoàng cung Huế.

Điện Kiến Trung trước ngày mở cửa
Chuyên gia Đức lan tỏa áo dài Việt

Thấm thoát đã 20 năm kể từ khi Andrea Teufel, chuyên gia bảo tồn, trùng tu người Đức đặt những bước chân đầu tiên đến Huế, để rồi bà đã chọn mảnh đất này làm quê hương thứ hai. Chính sự nỗ lực của Andrea Teufel cùng các cộng sự đã góp phần hồi sinh di sản Huế hôm nay.

Chuyên gia Đức lan tỏa áo dài Việt
Return to top