ClockThứ Ba, 05/02/2019 16:30

Có vẻ chúng ta cái gì cũng khác người

TTH.VN - Đầu năm, mở tờ báo, thấy dòng tin mà cứ băn khoăn. Bộ Giáo dục và Đào tạo dự thảo thông tư siết chặt phong chức danh giáo sư và phó giáo sư.

Một tiết học tại Trường tiểu học Vĩnh Ninh (TP. Huế). Ảnh minh họa  - Lê Thọ

Nói băn khoăn là vì, có lẽ từ trước đến nay chúng ta làm “lỏng lẻo”. Nói như thế thì có thể hơi quá, nhưng rõ ràng những quy định phong hai chức danh này có những điểm không chặt chẽ và bị lợi dụng?!

Giáo sư và phó giáo sư là những nhà trí thức có kiến thức uyên thâm, có thể là rộng hoặc một chuyên ngành nào đó. Đã là nhà trí thức thì thường là đi kèm với một nhân cách lớn, sự trung thực được đặt lên hàng đầu. Họ đam mê nghiên cứu khoa học và khát khao cống hiến. Đã có không ít tấm gương cống hiến cho sự nghiệp nghiên cứu khoa học cả đời. Họ không màng gì đến danh vọng, những gì “phù phiếm” và thậm chí là “vật chất tầm thường”. Tôi đã được nghe và thấy không ít, từ các nhà khoa học của Việt Nam ở nước ngoài, tự nguyện về quê hương để cống hiến những kiến thức mà mình có được cho Việt Nam, cho thế hệ nghiên cứu khoa học trẻ. Giáo sư vật lý mang tầm cỡ quốc tế Ngô Thanh Vân đã  xây dựng một Trung tâm Quốc tế khoa học và giáo dục liên ngành ở thành phố Qui Nhơn. Trung tâm này đã tổ chức nhiều hội thảo khoa học quốc tế và “kéo” được nhiều nhà khoa học đạt giải Nobel về đây thảo luận các vấn đề về khoa học, truyền cảm hứng cho những nhà nghiên cứu trẻ Việt Nam. Ông đã từng nói : “Đối với một nhà khoa học, không có mong muốn nào lớn hơn là được cống hiến cho quê hương”. Không ít giáo sư người Việt ở nước ngoài tự nguyện về làm việc ở Việt Nam với đồng lượng chủ yếu là mang tính “ tượng trưng”. Nếu như đề cao vật chất và điều kiện làm việc, có lẽ họ đã không về!

Thế tại sao ở Việt Nam ta đến bây giờ còn đặt ra vấn đề siết chặt phong hàm giáo sư và phó giáo sư?

Mọi bằng cấp giả đều là đáng sợ. Bằng thật nhưng trình độ kiến thức giả lại càng đáng sợ hơn. Bằng cấp càng cao mà càng không tương xứng với trình độ kiến thức, nhân cách… lại càng đáng sợ hơn nữa. Tổng thống Nam Phi Nelson Mandela đã nói một câu nổi tiếng về giáo dục: “"Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào, không cần phải sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên. Điều này sẽ dẫn đến hậu quả: Bệnh nhân chết dưới bàn tay của các bác sĩ của nền giáo dục đấy; Các tòa nhà sụp đổ dưới bàn tay của các kỹ sư của nền giáo dục đấy...”

Nói như thế để thấy rằng, nền giáo dục của chúng ta tiềm ẩn những “bất ổn”.

Ở đây chỉ nói về chuyện phong hàm giáo sư và phó giáo sư. Dự thảo thông tư nêu trên đề cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ sở giáo dục, nơi có các ứng viên cho hai chức danh nói trên. Quy định chặt chẽ là một việc. Điều quan trọng nhất tôi nghĩ rằng đó là nhận thức của các ứng viên. Đã đạt đến cái “tầm” như thế rồi tại sao lại có những người  màng đến những “ tàng lọng phù phiếm” như vậy? Đó chỉ có thể là những nhà khoa học không chân chính. Họ mượn cái danh này để đạt được một điều gì đó cho riêng tư: có thể là cái danh ảo hão huyền, cũng có thể là chức danh như vậy củng cố một địa vị, một thế đứng nào đó trong xã hội cho họ, cũng có thể là vật chất và những tư lợi khác… Đó mới là điều đáng buồn cho các nhà “trí thức” Việt Nam.

Quy định gì thì quy định nhưng đã nhà khoa học thì phải có công trình nghiên cứu khoa học. Cứ đã là nhà khoa học mà không có công trình nghiên cứu, hoặc giả có công trình nhưng công trình ấy chẳ đóng góp gì thiết thực cho đời sống… thì “mời xuống”. Làm được như thế thử ai dám nhận những cái danh hảo, “ chiếc áo rộng quá người mình”.

Ấy là ngậm nghĩ vậy đầu năm – năm Kỷ Hợi.

                                                                   Bài: Lê Phương; Ảnh: Lê Thọ 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

"Trồng" những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện

Rèn luyện đảm bảo sức khỏe, nâng cao thể lực cho học sinh là “khâu” quan trọng, hiệu quả trong nâng cao chất lượng dạy và học của ngành giáo dục & đào tạo (GD&ĐT) huyện Phú Vang; “trồng” những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện, để sau này các em tiếp bước xây dựng quê hương.

Trồng những mầm xanh mạnh khỏe toàn diện
Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học

Những năm gần đây, học sinh các cấp trên địa bàn Phú Vang ngày càng đạt nhiều giải cao trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh, Quốc gia. Riêng tại kỳ thi học sinh giỏi lớp 9 THCS cấp tỉnh năm học 2023-2024 mới đây, học sinh Phú Vang đoạt gần 40 giải. Đó là nỗ lực và kết quả của quá trình vượt lên nhiều khó khăn, bền bỉ nâng cao chất lượng dạy và học của thầy và trò huyện Phú Vang.

Đồng bộ nâng cao chất lượng dạy và học
Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học

Với mục tiêu đào tạo các thế hệ học sinh phát triển toàn diện, cùng với đầu tư cơ sở vật chất, ngành giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) TP. Huế triển khai nhiều giải pháp trong đổi mới giáo dục tiểu học (TH), giúp học sinh tiếp cận phương pháp giảng dạy hiên đại, phát triển các khả năng hội nhập, như kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin, ngoại ngữ, giao tiếp…

Hiệu quả từ đổi mới giáo dục tiểu học
Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ

Làm gì để giữ gìn văn hóa Huế trong dòng chảy cuộc sống hôm nay? Đó là nỗi trăn trở của những người yêu Huế. Muốn giữ gìn, phát huy, lan tỏa thì phải chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục đối với mọi tầng lớp nhân dân, trong đó phải kể đến đối tượng học sinh – sinh viên đang học tập, sinh hoạt trong mỗi trường học.

Đa dạng hình thức giáo dục văn hóa Huế cho giới trẻ
1.000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính

“Hiểu biết về tài chính” là cuộc thi được Vụ Truyền thông Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) phối hợp tổ chức cho học sinh Trường tiểu học Thủy Biều và sinh viên Trường đại học Khoa học - Đại học Huế trong ngày 5/4. Chương trình thu hút hơn 1.000 học sinh, sinh viên tham gia.

1 000 học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu về tài chính
Return to top