Thể thao trong nước
HƯỚNG ĐẾN ĐẠI HỘI THỂ THAO TOÀN QUỐC 2018:

Cờ vua “mất giá”

ClockChủ Nhật, 30/09/2018 16:49
TTH - Kể từ khi khủng hoảng lực lượng, cờ vua không còn là môn trọng điểm của thể thao Huế. Điều này được dự báo sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới.

Người đi cùng những thăng trầm của bộ môn cờ ở HuếMột trận đấu nhiều cảm xúc

Góc nhìn thẳng

Chỉ tiêu phấn đấu có HCĐ nội dung đôi nam nữ tại Đại hội Thể thao toàn quốc (ĐHTTTQ) 2018 của cờ vua Thừa Thiên Huế là quá khiêm tốn nếu so với ánh hào quang bộ môn này từng gặt hái trên mọi đấu trường khoảng 10 năm trở về trước. Nhưng nếu tính từ thời điểm cờ vua Huế rơi vào khủng hoảng lực lượng nghiêm trọng khi không còn những cái tên, như: Như Ý, Kim Phụng, Bảo Trâm, Thanh Khiết... thì đó là những nỗ lực của cờ vua Huế trong hành trình tìm lại chính mình.

Hà Phương Hoàng Mai (phải) - một trong số ít VĐV triển vọng của cờ vua Huế

Sau một thời gian “im hơi lặng tiếng”, tiếp đến là những lần trắng tay, đơn cử là ở giải vô địch toàn quốc diễn ra vào tháng 4/2017 (đứng nửa sau BXH) cũng như nhiều lần phải chứng kiến cảnh “quân ta đánh quân mình”, “những đứa trẻ” của HLV Bảo Tài đã tỏa sáng khi tại giải vô địch trẻ châu Á 2018. Chỉ với 4 VĐV “nhí” nhưng cờ vua Huế đã giành đến 4 HCV, 3 HCB nội dung cờ tiêu chuẩn và cờ chớp, lọt vào tốp những đoàn xuất sắc nhất của Việt Nam.

Trong thành tích trên, ngoài tấm HCV đồng đội của Hà Phương Hoàng Mai, lọt vào top 3 Việt Nam ở nhóm U18; Lê Thái Nga HCV đồng đội ở nhóm U16 và tấm HCB đồng đội của Nguyễn Thái Nga nội dung cờ tiêu chuẩn, cần phải nhắc đến nữ kỳ thủ Nguyễn Hà Khánh Linh khi đem về 2 HCV, 2 HCB, đồng thời được đặc cách tham dự giải trẻ thế giới tại Tây Ban Nha tháng 11 tới. Đó là nền tảng, là cơ sở và cũng là niềm tin để cờ vua Huế phấn đấu trong hành trình tìm lại ánh hào quang đã mất trên bản đồ cờ vua cả nước và thế giới.

HLV Bảo Tài lại cho rằng, trước đây phong trào cờ vua ở Huế rất mạnh. Nhờ đó mà một thời gian dài, cứ một lứa là xuất hiện đến 5-7 VĐV tiềm năng, lứa này nối tiếp lứa kia, còn bây giờ thỉnh thoảng mới phát hiện được 1-2 VĐV. “Thời điểm đó, muốn vào năng khiếu cờ vua, các em phải qua thi tuyển rất khắt khe. Còn kể từ khi khủng hoảng VĐV đến nay, nhiều lần chúng tôi phải năn nỉ phụ huynh cho con em vào tuyển nhưng họ cũng từ chối”, HLV Bảo Tài ngậm ngùi.

Kể từ khi rơi vào khủng hoảng lực lượng, dù chế độ đãi ngộ cao, phong trào ở các trường học tốt nhưng VĐV nữ họa hoằn lắm mới tuyển được 1,2 em, còn VĐV nam, đã 7-8 năm nay vẫn chưa tuyển được em nào thật sự ưng ý, HLV Bảo Tài chia sẻ.

Trước khi thành danh, những cái tên như: Bảo Trâm, Như Ý, Kim Phụng... đều vào năng khiếu từ lúc 5 tuổi và trải qua một quá trình rèn giũa trong môi trường đào tạo nghiêm cẩn cùng quyết tâm chịu thương chịu khó của các VĐV. Còn nay, đời sống đi lên, nhiều phụ huynh chỉ xem cờ vua là một thú chơi của con em mình chứ không phải là một “nghề” như trước. Tất nhiên điều này không thể trách, nhưng nếu nhìn qua Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, tư duy của phụ huynh ở đó khác hoàn toàn. Biết con mình có năng khiếu là họ quyết tâm đầu tư thời gian, tiền bạc, cũng như quyết hướng cho con em mình theo con đường chuyên nghiệp, bởi họ biết, cờ vua vừa có mối liên kết, bổ trợ cho nhau, vừa không ảnh hưởng nhiều đến quá trình học văn hóa.

Kiên nhẫn

Cờ vua cũng như mọi môn thể thao khác, thành tích ở các giải trẻ chưa thể khẳng định sức mạnh thật sự, bởi áp lực, bản lĩnh, kinh nghiệm và độ bền của lứa tuổi đánh ở giải vô địch hoàn toàn khác xa. Điều này khiến tại ĐHTTTQ 2018, mọi hy vọng huy chương đều dồn vào 4 cái tên khá “cứng” tuổi là: Hoàng Hải, Thanh Tùng, Thanh Sơn, Thùy Linh, còn những Hoàng Mai, Lê Thái Nga hay Khánh Linh đều tham gia với mục tiêu cọ xát, tích lũy kinh nghiệm.

Để thành tài, nhiều VĐV cờ vua phải trải qua quá trình rèn luyện từ khi còn rất nhỏ

Bây giờ chúng ta khoan nói đến việc so sánh với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, vì với thực lực hiện tại, riêng việc “đua” kịp được với Bắc Giang, Đà Nẵng, Quảng Ninh... – những địa phương trước đây Huế từng bỏ xa trên bảng thành tích – đã là việc khó. Mà tình hình đó không chỉ tại ĐH này, nó sẽ còn tiếp diễn trong ít nhất là 10, 15 năm tới, HLV Bảo Tài trầm ngâm.

Chia sẻ những điều này không phải để than vãn hay nhụt chí, nhưng chúng ta cần phải nhìn thẳng vào hiện thực để từ đó tìm hướng giải quyết. Để vực dậy cờ vua, điều đầu tiên là cần kiên nhẫn. Kiên nhẫn trong đào tạo lẫn phát hiện nhân tài. Thứ nữa, cần có cơ chế đầu tư, bồi dưỡng đặc thù cho những VĐV triển vọng nhất.

Cờ vua Huế không thiếu kinh phí. Cái VĐV cờ vua đang thiếu là được đào tạo, bồi dưỡng theo hướng tập trung. Tập trung cả ở hình thức lẫn trong cách nghĩ mà điều này phụ thuộc phần nhiều vào quyết tâm của phụ huynh và VĐV. Thứ 2 là cần cọ xát ở các giải quốc tế nhiều hơn, bởi các em hiện rất nhỏ, bản lĩnh, kinh nghiệm cần được vun đắp thật nhiều mới mong thành tài”, HLV Bảo Tài nói.

Bài, ảnh: Hàn Đăng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế

Hội thi tuyên truyền lưu động kỷ niệm 65 năm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn (19/5/1959 - 19/5/2024) do Cục Văn hóa cơ sở, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức sau khi đi qua nhiều tỉnh, thành đã đến Huế trình diễn vào tối 21/4 tại Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh tỉnh, 41A Hùng Vương, TP. Huế.

Hội thi tuyên truyền kỷ niệm Ngày mở đường Hồ Chí Minh - Ngày truyền thống Bộ đội Trường Sơn đến Huế
Hy vọng cho đá cầu Huế

Khởi đầu thành công ở giải đấu đầu tiên, đá cầu Thừa Thiên Huế tiếp tục hy vọng sẽ có được những thành tích cao trong năm 2024 này. Đặc biệt hơn khi Thừa Thiên Huế vinh dự được chọn làm đơn vị đăng cai tổ chức Giải vô địch Đá cầu châu Á 2024.

Hy vọng cho đá cầu Huế
Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế

Hàn Quốc là một trong những nhà đầu tư lớn tại Thừa Thiên Huế. Hiện, nhiều doanh nghiệp của Hàn Quốc đã đầu tư có hiệu quả tại tỉnh. Cùng với đó, một số dự án đang trong giai đoạn nghiên cứu đầu tư, hứa hẹn sẽ mở ra những cơ hội mới.

Đồng hành với nhà đầu tư Hàn Quốc đến Huế
Ngày hội văn hóa thể thao dành cho người khuyết tật

Ngày 20/4, tại xã Vinh Thanh (Phú Vang), Trung tâm Nghiên cứu Phát triển Hòa nhập (RCI) tổ chức ngày hội văn hóa thể thao dành cho người khuyết tật. Tham dự tại có Đại diện văn phòng RCI cùng hơn 50 người khuyết tật và người chăm sóc trên địa bàn các xã Vinh Thanh, Vinh An, Vinh Xuân, Vinh Hà và Phú Gia.

Ngày hội văn hóa thể thao dành cho người khuyết tật
Return to top