ClockThứ Ba, 27/04/2021 14:15

“Coi” Việt Nam chống dịch

TTH - Mấy ngày qua, COVID-19 bùng phát lại ở nhiều nước và gây ra những “thảm họa nhân đạo”. Ở châu Á, gần nhất là Ấn Độ, Campuchia, Thái Lan.

Dù có vaccine vẫn phải luôn thực hiện 5KThủ tướng: Tổ chức tiêm vắcxin ngừa COVID-19 kịp thời hơn nữaBộ GD-ĐT yêu cầu thực hiện "Thông điệp 5K" phòng chống Covid-19 trong trường học

Chúng ta không hề chủ quan, nhưng nhìn lại Việt Nam chúng ta mới thấy tự hào trong phòng chống dịch. Khi tình hình nguy cấp thì chống dịch triệt để, kể cả biện pháp cách ly xã hội. Khi tình hình tạm ổn thì vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. Thủ tướng Chính phủ Nguyên Xuân Phúc (khi còn đương chức) gọi là: “xác lập trạng thái trong tình hình mới”, tức là thực hiện mục tiêu kép - vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế.

Thử phân tích nguyên nhân sâu xa về việc phòng chống dịch thành công của Việt Nam.

Theo người viết, trước hết Việt Nam đánh giá đúng nguy cơ của dịch bệnh. Đây là một loại dịch bệnh nguy hiểm, tốc độ lây lan nhanh, nếu không kiểm soát tốt có thể tạo áp lực rất lớn lên hệ thống y tế hiện có và có khả năng dẫn đến “vỡ trận”. Từ nhận thức này, Trung ương đã có chủ trương “chống dịch như chống giặc”, tức là khẩn cấp. Đã khẩn cấp thì không thể giao phó một ai làm mà phải huy động cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Hệ thống chính trị ở đây là các tổ chức từ Trung ương đến địa phương. Xã hội là toàn dân, không một ai đứng ngoài cuộc. Và chúng ta thấy những chủ trương đưa ra từ Trung ương được triển khai về tận địa phương và từng cơ sở rất tốt. Ở Thừa Thiên Huế, phương châm chống dịch đưa gói gọn trong 8 chữ, gồm 4 khâu: ngăn chặn - phát hiện - cách ly - dập dịch. Rồi Thừa Thiên Huế cũng không thiếu độ sẵn sàng vừa chống dịch vừa phát triển kinh tế. Điều này được thể hiện qua sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ: Tinh thần phòng chống dịch của tỉnh là “Không chủ quan nhưng không cực đoan”; sẵn sàng ở mức độ cao nhất, ứng phó ở mọi lúc mọi nơi. Ví dụ như trước ca nhiễm 416 tại Việt Nam là người Đà Nẵng, tỉnh đã kịp thời kích hoạt 23 đội phản ứng nhanh từ các chốt kiểm soát, khu cách ly, hệ thống khai báo y tế… Và kết quả, Thừa Thiên Huế là “địa bàn sạch” về dịch bệnh.

Cô giáo Trường Mầm non 1 giới thiệu và hướng dẫn các em nhỏ về Thông điệp 5K phòng dịch COVID-19. Ảnh: QT

Hai yếu tố vừa nêu trên - từ đánh giá đúng nguy cơ dịch bệnh. Từ đó triển khai các giải pháp đúng nên đã đưa lại những kết quả tốt trong phòng chống dịch của Việt Nam nói chung và Thừa Thiên Huế nói riêng.

​Nếu xét về lực lượng tham gia phòng chống dịch, chúng ta sẽ thấy có hai lực lượng chính. Thứ nhất là tổ chức và thứ hai là cá nhân. Tổ chức ở đây là cả hệ thống chính trị. Và cá nhân là từng mỗi người dân. Qua phòng chống dịch chúng ta thấy một sự đồng lòng rất cao của người dân Việt Nam. Bộ Y tế đưa ra phương châm phòng chống dịch 5K: “Khẩu trang – Khử khuẩn – Khoảng cách – Không tập trung – Khai báo y tế” thì địa phương triển khai “ y chang” như vậy và người dân tự giác thực hiện “y sì” như vậy.

​Trước tình trạng dịch bệnh nước sôi lửa bỏng, nước nào cũng triển khai phòng chống dịch. Song chúng ta thấy mỗi nước có sự đánh giá về mức độ nguy cơ khác nhau và có cách phòng chống khác nhau. Không ít nước “ ông nói gà bà nói vịt” và nguy cơ và cách thức phòng chống. Có vẻ như Việt Nam chúng ta có một cách phòng chống dịch khác biệt - Đánh giá đúng nguy cơ và sự tác động. Triển khai sớm và quyết liệt các giải pháp – “thắt chặt vòng ngoài, kiểm soát kỹ vòng trong”. Nếu nhìn lại từ: nhận thức, chủ trương, tinh thần, phương pháp… ứng phó với đại dịch, đúng là chẳng khác gì “chống dịch như chống giặc”. Chống giặc thì Việt Nam chúng ta đã từng. Nhưng ứng phó với một đại dịch, có vẻ như đây là lần đầu. Ngay từ “trận đầu”, nói không ngoa, Việt Nam chúng ta, Thừa Thiên Huế của chúng ta đã gặt hái những thành công rực rỡ.

​Nhìn thấy những cuộc khủng hoảng nhân đạo từ dịch bệnh, chúng ta càng thấy tự hào. Nếu không có sự đồng lòng từ Trung ương đến địa phương; từ Đảng, Chính phủ đến người dân thì khó có được một thành quả mỹ mãn như vậy.

​​​​​​​​Lê Phương

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm
Return to top