ClockThứ Bảy, 04/04/2020 07:15

Còn da lông mọc còn chồi nảy cây

TTH - Đêm 31/3, ngay trước thời điểm toàn quốc thực hiện giãn cách xã hội để phòng chống COVID-19 theo chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, xong ca trực lúc hơn 20h, tôi rời cơ quan về nhà. Mọi hôm, thời điểm này đường phố vẫn đang ồn ào tấp nập lắm. Nhưng đêm ấy, các con đường đều trở nên vắng vẻ, thỉnh thoảng mới có một vài chiếc ô tô, xe máy chạy vội trên đường. Một cảm giác là lạ xâm chiếm trong người, vừa bồn chồn âu lo, lại vừa vui vui xen lẫn...

15 ngày mấu chốtHỗ trợ ngân sách địa phương phòng, chống dịch COVID-19

Âu lo, bồn chồn là bởi đã có thể cảm nhận được sức nóng của COVID-19 trên từng nẻo đường, góc phố; còn vui là sự vắng lặng cho thấy ý thức của dân ta trong việc cảnh giác cao độ với SARS- CoV-2, và tâm thế sẵn sàng chấp hành, hưởng ứng kêu gọi, khuyến cáo của Bộ Y tế và của Chính phủ.

Cũng đã xuất hiện lo lắng thái quá từ các bà nội trợ khi họ lo đi siêu thị, chợ búa để tích trữ gạo cơm mắm muối cho gia đình chống dịch. Tuy nhiên, không quá rộn ràng, căng thẳng như đợt trước. Nhất là sau ngày 1/4, khi Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 có hiệu lực, thấy siêu thị, chợ búa bán các mặt hàng thiết yếu vẫn phục vụ bình thường, “nhịp tim”của các bà nội trợ đã tĩnh lặng trở lại. Họ lại tranh thủ đeo khẩu trang, xách làn đi chợ để chồng con có miếng ăn tươi hàng ngày, tăng cường sức khỏe để vượt qua mùa dịch bệnh.

Tất nhiên, vẫn có những ý kiến “phàn nàn” này nọ khi chưa quen với việc các tiệm cà phê, các quán ăn sáng đóng cửa không phục vụ tại chỗ, chỉ ship hoặc bán mang về. Có người lên FB “than khóc” cho người mua bán, cũng có người phát ngôn trống huơ khi thấy công an vào nhắc nhở những hàng quán không chấp hành lệnh giãn cách: “Kiểu ni thì đói …”. Nhưng có thể khẳng định ngay, đó chỉ là thiểu số lạc lõng. Tôi đọc được nhiều comment ngay sau khi cái status “than khóc” kia vừa được post lên, trấn an rằng hãy cùng cố gắng rồi sẽ qua, miễn có sức khỏe. Việt Nam, Huế mình như vậy là quá hạnh phúc rồi. Thế giới người ta chết “tọa lọa”. Có người thì trò chuyện an ủi nhau: Chuyện hạn chế bán buôn không ai muốn, nhà nước cũng chỉ lo cho dân thôi. Đói chưa chết, nhưng để dính bệnh là... chết.  Dịch qua, rồi sẽ làm ăn trở lại. Còn da lông mọc còn chồi nảy cây. Cha ông mình nói rồi...

Những ngày này cả xã hội đang đồng lòng chung tay chống dịch. Nhiều, rất nhiều những tấm lòng thơm thảo đã được gửi đến với lực lượng tuyến đầu, với đồng bào đang gặp khó. Chính phủ, dù ngân sách chưa phải giàu có gì, nhưng cũng đã quyết định chi hơn 61.000 tỷ đồng trợ cấp cho khoảng 20 triệu đối tượng yếu thế trong xã hội.... Với tinh thần “đoàn kết, thống nhất, mỗi người dân là một chiến sĩ trên mặt trận phòng, chống dịch bệnh” như lời kêu gọi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng, tin rằng chúng ta sẽ vượt qua “15 ngày vàng”với một kết quả tốt đẹp nhất. Và COVID-19 chỉ nay mai thôi sẽ không còn là nỗi ám ảnh cho toàn xã hội.

HIỀN AN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đấu tranh phòng, chống các hoạt động vi phạm giã cào, sai tuyến

Ngày 27/3, tại Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết công tác tuần tra phòng, chống tàu giã cào khai thác thủy sản trái phép trên vùng biển ven bờ năm 2023 và triển khai nhiệm vụ năm 2024. Ông Hoàng Hải Minh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh chủ trì hội nghị.

Đấu tranh phòng, chống các hoạt động vi phạm giã cào, sai tuyến
Trang bị kỹ năng cứu hộ, cứu nạn, phòng cháy chữa cháy cho sinh viên

Sáng 17/3, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế phối hợp cùng Đoàn Thanh niên, Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy & cứu nạn cứu hộ, Công an tỉnh tổ chức chương trình trải nghiệm, thực hành kỹ năng phòng chống, cứu hộ, cứu nạn về phòng cháy chữa cháy năm 2024.

Trang bị kỹ năng cứu hộ, cứu nạn, phòng cháy chữa cháy cho sinh viên
COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

Một nghiên cứu quy mô lớn vừa công bố sáng nay (12/3) cho biết đại dịch COVID-19 đã khiến tuổi thọ trung bình của người dân trên toàn thế giới giảm 1,6 năm trong 2 năm đầu tiên của đại dịch, một mức giảm nghiêm trọng hơn so với trước đây.

COVID-19 khiến tuổi thọ trung bình toàn cầu giảm 1,6 năm

TIN MỚI

Return to top