Thế giới

Con đường gập ghềnh để Đông Á – Thái Bình Dương vực dậy sau dịch

ClockThứ Tư, 08/07/2020 15:13
TTH.VN - Nền kinh tế khu vực Đông Á – Thái Bình Dương dự kiến sẽ phục hồi trở lại vào năm tới, song thách thức về những món nợ và khắc phục thiệt hại gây nên bởi đại dịch ảnh hưởng đến tiềm năng tăng trưởng của khu vực sẽ cần phải được giảm thiểu.

Vương quốc Anh ra mắt mạng lưới thương mại kỹ thuật số ở châu Á-Thái Bình DươngHợp tác đôi bên cùng có lợi sau dịch COVID-19Thiệt hại kinh tế do thiên tai trong thập kỷ qua tăng cao kỷ lụcHàn Quốc sẽ đàm phán chặt chẽ với ASEAN về RCEPChâu Á - Thái Bình Dương giữ vị thế vượt trội về đầu tư bất động sản

Vẫn còn nhiều việc phải làm để phục hồi kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương. Ảnh minh họa: Reuters/ Vnexpress

Đại dịch COVID-19 đã gây ra thiệt hại lớn về người và của ở Đông Á – Thái Bình Dương. Triển vọng Kinh tế Toàn cầu của Ngân hàng thế giới dự báo tăng trưởng của khu vực sẽ giảm mạnh xuống còn 0,5% vào năm 2020 – mức thấp nhất từ năm 1967, phản ánh tác động của chính sách phong tỏa liên quan đến đại dịch, thắt chặt điều kiện tài chính và xuất khẩu giảm mạnh. Với tình hình này, hỗ trợ tài chính rõ ràng sẽ là biện pháp ngăn chặn suy thoái kinh tế nghiêm trọng hơn. Mặc dù chưa chắc chắn, song tăng trưởng khu vực được dự kiến sẽ tăng trở lại và đạt mức 6,6% vào năm 2021 khi dịch qua, nhu cầu nhập khẩu trên toàn cầu phục hồi trở lại và vòng vốn chảy vào khu vực đi vào nề nếp như bình thường.

Tuy nhiên, cán cân giữa rủi ro và triển vọng lại nghiêng nhiều về nhược điểm. Trong đó, rủi ro tài chính bao gồm thời gian xảy ra đại dịch dài hơn dự kiến, căng thẳng tài chính kéo dài và thương mại toàn cầu co thắt mạnh hơn, cũng như căng thẳng thương mại vẫn đang tiếp tục leo thang.

Ở Trung Quốc, nơi các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt đã dẫn đến hậu quả là một số lĩnh vực gần như đóng băng hoạt động hoàn toàn trong tháng 2, năng suất quý đầu tiên ước tính giảm 34%, cũng là mức giảm đầu tiên kể từ năm 1967. Đến tháng 4, hoạt động sản xuất công nghiệp đã tăng trở lại và doanh số bán xe cũng tăng lần đầu tiên từ tháng 6/2018 khi những chính sách hạn chế được nới lỏng. Ở phần còn lại của thế giới, điều kiện kinh tế xấu đi từ tháng 3 và vẫn căng thẳng cho đến giữa năm 2020. Đây là hậu quả của biện pháp phong tỏa đất nước và sự lan tỏa của tình hình đại dịch căng thẳng ở các nước.

Không chỉ Trung Quốc, tất cả các nền kinh tế lớn trong khu vực đã và đang thực hiện các chính sách kinh tế vĩ mô lớn để giảm thiểu tối đa tác động kinh tế gây nên bởi đại dịch. Cụ thể, ngân hàng trung ương Trung Quốc đã hỗ trợ thanh khoản đáng kể, kết hợp cắt giảm lãi suất và hỗ trợ doanh nghiệp... Cùng lúc các nước khác cũng cắt giảm lãi suất tiền tệ, cung cấp thanh khoản, trợ tín dụng và bắt tay vào các chương trình mua tài sản khác. Malaysia và Thái Lan đều đã triển khai các gói hỗ trợ kinh tế đặc biệt lần lượt tương ứng 17% và 13% GDP. Ở Indonesia và Philippines cũng có các gói kích thích tương ứng 3% và 5% GDP.

Theo nhận định của các chuyên gia, so với trước đây, các nền kinh tế lớn ở Đông Á – Thái Bình Dương dường như được chuẩn bị tốt hơn để đối phó với cuộc khủng hoảng này. Họ có kế hoạch theo dõi tăng trưởng mạnh mẽ, linh hoạt trong tỷ giá hối đoái và chính sách tiền tệ mạnh mẽ...

Tuy nhiên, lỗ hổng giữa một số nước trong khu vực hiện vẫn tồn tại và có thể sẽ khuếch đại tác động của các cú shock bên ngoài, bao gồm nợ tăng cao (xảy ra ở Trung Quốc, Malaysia, Mông Cổ và Việt Nam), thâm hụt tài chính lớn (Lào và Việt Nam), phụ thuộc và chịu tác động nhiều bởi dòng vốn biến động (Campuchia và Indonesia) và nợ nước ngoài đáng kể (Indonesia, Malaysia và Thái Lan).

Để khắc phục mọi vấn đề, chính phủ các nước cần tăng cường hành động hơn nữa để vực dậy đất nước, chung tay cùng khu vực phục hồi và tái phát triển sau đại dịch.

Đan Lê (Lược dịch từ Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá

Thả con giống để tái tạo, phát triển nguồn lợi thủy sản trên sông, đầm phá là hoạt động thiết thực được duy trì hàng năm nhằm góp phần phục hồi, bảo tồn đa dạng sinh học trên địa bàn tỉnh.

Phục hồi, cân bằng sinh thái trên sông, đầm phá
Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh
Lập kế hoạch sử dụng vốn phục hồi sinh kế cho 1.000 nữ nông dân

Ngày 21/3, Ban điều hành Dự án phục hồi sinh kế sau COVID-19 cho nữ nông dân tại các xã khó khăn đã tổ chức tập huấn cho 170 người ở xã Phú Diên, Phú Vang. Hoạt động có sự tham gia, giám sát của Hội Chữ thập đỏ tỉnh, cán bộ dự án Oxfam, giảng viên trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện.

Lập kế hoạch sử dụng vốn phục hồi sinh kế cho 1 000 nữ nông dân
Return to top